Friday, 20 May 2011

Calvino trả lời phỏng vấn


Nhơn dịp Nhã Nam cho ra mắt cuốn Nếu một đêm đông có người lữ khách của Italo Calvino, một người Ý (nghe tên là biết) nhưng không phải là cầu thủ bóng đá, qua bản dịch của bác Trần Tiễn Cao Đăng (không phải Đằng Đẵng Quy Tiên như một số kẻ hay đùa), tôi trích dịch bài phỏng vấn Calvino trên The Paris Review.  Đây là những đoạn Calvino nói về ông viết như thế nào (khổ sở phết), về tuổi trẻ ngày nay (ngày ông trả lời phỏng vấn), về văn hóa và tất nhiên, về tiểu thuyết.


---------




NGƯỜI PHỎNG VẤN


Ông viết như thế nào? Ý tôi là, ông thực hiện hành vi viết như thế nào?


CALVINO


Tôi viết tay, sửa đi sửa lại nhiều lần.  Phải nói là tôi gạch bỏ nhiều hơn viết. Tôi phải săn tìm từ ngữ khi nói, và khi viết tôi cũng gặp những khó khăn y như vậy.  Rồi tôi viết thêm, chèn thêm vào, bằng chữ nhỏ li ti. Rồi đến một lúc tôi không đọc được chữ của chính mình nữa, nên tôi phải dùng kính lúp để luận ra mình đã viết gì. Tôi có hai kiểu viết khác nhau. Một kiểu viết chữ khá to - những chữ o và chữ a có một cái lỗ to ở tâm. Tôi viết kiểu này khi chép lại hoặc khi tôi khá chắc về những gì tôi viết. Kiểu viết kia của tôi tương ứng với một trạng thái tinh thần kém tự tin hơn và thường rất bé - chữ o hệt như dấu chấm. Đến cả tôi cũng khó luận ra nữa
.
Các trang viết của tôi đầy những dòng gạch bỏ và sửa chữa. Có một thời gian tôi viết tay một số bản . Bây giờ, sau bản thảo  đầu tiên viết bằng tay và bị gạch tứ tung, tôi bắt đầu đánh máy, vừa đánh vừa luận chữ. Cuối cùng khi đọc lại bản đánh máy, tôi phát hiện ra một văn bản hoàn toàn khác và tôi thường sửa tiếp trên văn bản này. Rồi tôi lại chỉnh sửa nữa. Trên từng trang một trước hết tôi cố gắng chỉnh sửa bằng máy đánh chữ; rồi tôi lại sửa thêm một ít bằng tay. Thường trang viết của tôi chằng chịt đến mức tôi phải đánh máy lại lần thứ hai.  Tôi ganh tị với những nhà văn có thể viết mà không cần sửa.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Ông có thấy rằng tuổi trẻ hôm nay có những đặc điểm khác với tuổi trẻ của ông? Khi lớn tuổi hơn ông có nhận thấy ông có khuynh hướng không thích những gì người trẻ làm hơn hay không?


CALVINO


Nhiều lúc tôi phát điên với những người trẻ; tôi nghĩ về những bài lên lớp lê thê mà hẳn tôi không bao giờ giảng, trước hết vì tôi không thích dạy dỗ người khác, và thứ đến, chẳng ai thèm lắng nghe tôi. Nên chẳng còn gì nhiều nhặn cho tôi làm ngoài việc tiếp tục ngẫm nghĩ về những khó khăn trong giao tiếp với người trẻ. Có cái gì đó diễn ra giữa thế hệ của tôi và thế hệ của họ. Một sự tiếp diễn về trải nghiệm bị đứt đoạn; có lẽ chúng tôi thiếu những điểm tham chiếu chung. Nhưng nếu tôi nghĩ lại về tuổi trẻ của tôi, sự thật của vấn đề là tôi cũng chẳng chú tâm đến những phê bình, khiển trách, khuyến nghị. Nên hôm nay tôi không có thẩm quyền để nói.


NGƯỜI PHỎNG VẤN


Tiểu thuyết gia có phải là những kẻ nói dối? Nếu không, thì họ nói loại sự thật nào?


CALVINO


Tiểu thuyết gia nói về cái khoảnh sự thật ẩn giấu dưới đáy của mỗi lời nói dối. Với một nhà phân tích tâm lý nói dối hay nói thật không quan trọng mấy bởi vì những lời nói dối cũng thú vị, hùng hồn, và khơi lộ chẳng kém bất kỳ điều được cho là sự thật nào.


Tôi cảm thấy nghi ngờ nhà văn nào xưng là kể toàn bộ sự thật về chính họ, về cuộc đời, hay về thế giới. Tôi thích sống cùng những sự thật tôi tìm thấy trong các nhà văn tự thể hiện mình như những kẻ nói dối mặt dày nhất. Mục đích của tôi khi viết Nếu  một đêm đông có người lữ khách, một tiểu thuyết hoàn toàn dựa vào huyễn tưởng, là để tìm thấy theo cách này một sự thật mà tôi sẽ không thể tìm thấy theo cách nào khác.


NGƯỜI PHỎNG VẤN


Theo ông thì nhà văn viết những điều họ có thể viết hay là viết những điều nên viết thì hơn?


CALVINO


Nhà văn viết những điều họ có thể viết. Hành vi viết là một tính năng chỉ trở nên hiệu quả nếu nó cho phép người ta bộc lộ cái tôi nội tại. Một nhà văn cảm được nhiều dạng hạn chế khác nhau - hạn chế về văn chương ví dụ như số dòng trong một bài sonnet hay những quy tắc của bi kịch cổ điển.  Những điều này là một phần của cấu trúc tác phẩm trong đó tính cách của nhà văn được tự do bộc lộ. Nhưng có một số hạn chế về tôn giáo, đạo đức, triết học, và nghĩa vụ chính trị. Những thứ này không thể được áp đặt trực tiếp lên tác phẩm mà phải được lọc qua cái tôi nội tại của nhà văn. Chỉ khi chúng là một phần tính cách sâu kín nhất của nhà văn thì chúng mới có thể tìm thấy chỗ trong tác phẩm mà không bóp nghẹt tác phẩm.


NGƯỜI PHỎNG VẤN


Ông có nghĩ là châu Âu bị văn hóa Mỹ và Anh lấn át?


CALVINO


Không. Tôi không chia sẻ những phản ứng mang tính sô vanh. Kiến thức về văn hóa nước ngoài là yếu tố sống còn của bất kỳ nền văn hóa nào; tôi tin chúng ta không bao giờ có thể có đủ kiến thức ấy. Một nền văn hóa phải biết cởi mình trước những ảnh hưởng ngoại nếu nó muốn gìn giữ cái mãnh lực sáng tạo của chính nó. Ở Ý thành tố văn hóa quan trọng nhất luôn là văn học Pháp. Cả văn học Mỹ nữa cũng chắc đã lưu lại dấu ấn trong tôi cả đời. Poe là một trong những  hứng thú đầu tiên của tôi; ông dạy tôi tiểu thuyết là gì. Rồi  sau tôi khám phá ra rằng Hawthorne đôi khi còn vĩ đại hơn Poe. Đôi khi thôi, không phải luôn luôn. Melville.  Một tiểu thuyết hoàn hảo,  Benito Cereno, thậm chí còn có giá trị hơn cả Moby-Dick. Dầu vậy, thoạt tiên tôi học nghề dưới bóng của Cesare Pavese, dịch giả tiếng Ý đầu tiên của Melville. Trong số những hình mẫu văn chương đầu tiên của tôi có những nhà văn thứ yếu cuối thế kỷ mười chín như Stephen Crane và Ambrose Bierce. Những năm tôi phát triển nghề văn, quãng những năm bốn mươi, là sự thống trị toàn diện của Hemingway, Faulkner, và Fitzgerald. Vào thời đó ở Ý chúng tôi như cuồng say với văn chương Mỹ. Cả những tác giả rất khiêm tốn như Saroyan, Caldwell và Cain cũng được coi là những hình mẫu về phong cách. Rồi còn đó Nabokov, người mà tôi trở thành fan và vẫn còn là fan của ông. Tôi phải thừa nhận rằng mối quan tâm của tôi đối với văn chương Mỹ bị lèo lái bởi khao khát theo dõi những gì xảy ra ở một xã hội mà trong chừng mực nào đó dự báo những gì sẽ xảy ra ở châu Âu một vài năm sau. Theo nghĩa này, những nhà văn như Saul Bellow, Mary McCarthy, Gore Vidal quan trọng vì mối liên hệ của họ với xã hội được biểu hiện trong việc cho ra đời những áng văn chất lượng. Cùng lúc đó tôi luôn tìm kiếm những giọng văn mới - như việc khám phá ra các tiểu thuyết của John Updike trong quãng giữa những năm năm mươi.



25 comments:

  1. ack, bao sân thế hỏi bao nhiêu thời gian cho đủ, hừ!

    ReplyDelete
  2. thế mới mỗi ngày càng gầy guộc nhỏ chứ đâu ú ù như ai kia:)

    ReplyDelete
  3. hay quá, thích mấy ông nhà văn nào trả lời phỏng vấn rõ ràng và nhiều ý nghĩa như vầy, đại loại như Umberto Eco.

    ReplyDelete
  4. Anh cắt dán vào notepad rồi cắt dán lại vào blogspot là sửa được lỗi spacing thôi.

    Calvino với Gore Vidal thân với nhau phết, viết bài ca ngợi nhau suốt. Mary McCarthy thì có một loạt bài phóng sự về Bắc Việt trên NY Review of books.

    Mà em thấy cái tít "Nếu một đêm đông có người lữ khách" không được hay cho lắm.

    ReplyDelete
  5. Sửa được thật, công nhận, copy từ Word sang spacing cứ nhảy lung tung.

    Tít trước hình như là Nếu đêm đông có kẻ lữ hành, nhưng khi in thì ra tít này.

    ReplyDelete
  6. trong khi đi tìm gốc tích miệt vườn của ổng thì phát hiện ra một sự thật đau lòng :(

    ReplyDelete
  7. @cf sữa: ổng có vợ mà

    ReplyDelete
  8. đang băn khoăn không biết chú Cafe khám phá ra sự thật gì..., ổng chết từ trước khi chú Cafe đẻ mà

    anh nghĩ sự thật đau lòng là suốt mấy chục năm trời những tác giả lớn như Calvino hầu như không được dịch ở VN

    ReplyDelete
  9. hừ, chẳng những khai man tuổi mình mà còn đổi cả giới tính mình nữa, hừ hừ hừ

    ReplyDelete
  10. Ý bạn Mund là "cái khoảnh" hay cái "khoảng"? Vừa bị vố "mônh" nên băn khoăn quá!

    ReplyDelete
  11. cái khoẻn, chị

    dào này vàng đang lên giá:)

    ReplyDelete
  12. Sao cái gì của người Ý cũng làm em chết mê chết mệt hết. Văn học Ý và Điện ảnh Ý luôn độc đáo, khác biệt, nhưng luôn thấy độ mở văn hóa của họ, chính cái độ mở này đã làm sức lan tỏa và ảnh hưởng của họ càng dữ dội.
    H

    ReplyDelete
  13. Người Ý phóng túng và có duyên .... :) :)

    ReplyDelete
  14. cực khoái =))

    ReplyDelete
  15. H: Được như thế chắc vì họ không bận hô hào "hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc":)

    ReplyDelete
  16. đậm đà thì chưa thấy nhưng hiện đại thì mấy bác í hô suốt, hô kực to :p

    ReplyDelete
  17. hô to thế chắc hại điện lắm :D

    ReplyDelete
  18. Bác Thao mến,
    Em đang dịch một tài liệu tiếng Anh về việc tuyển dụng nhân sự, gặp một đoạn không hiểu, cần nhờ bác giải thích giúp:
    -- Beware of the candidate
    who hides behind taking action.
    Leaders take responsibility.
    Taking action doesn’t always
    solve problems, however taking
    responsibility does. It is easy to
    hide behind the right actions rather
    than to extend oneself and take
    ownership for outcomes—and even
    shortcomings.
    Vấn đề ở chỗ em không hiểu cái cụm "hide behind taking action" là gì. Bác có thể giúp em dịch cụm này không ạ?
    Em cám ơn bác.
    Tuấn Anh

    ReplyDelete
  19. Bạn cho tôi cái email ta rút vào hoạt động bí mật cho khỏi lạc đề nhỉ.

    ReplyDelete
  20. dạ, email của em đây: comdejes@yahoo.com.
    Cám ơn bác ạ.

    ReplyDelete
  21. uhm, e vừa đọc được 2 truyện ngắn của bác này : Bước vào cuộc chiến tranh, Một làng bí hiểm trong tập truyện ngắn " Tình yêu ở Bô Lô Nha" , NXB Thuận Hóa 1985 , ngớ người ở lời giới thiệu : " E-mi-li-a Bô -lô-nha thuộc I-ta-li-a là địa phương kết nghĩa với Bình Trị Thiên " .....

    He he , bốn phương vô sản đều là anh em .

    ReplyDelete
  22. Cuốn Tình yêu ở Bô Lô Nha giấy đen thui đó mình từng có, bây giờ không biết ở phương trời nào rồi.

    ReplyDelete

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN