Tôi có một trí nhớ tồi. Nói vậy nghĩa là tôi đã quên bao chuyện xảy ra trong đời - âu cũng là diễm phúc - nhưng có những quãng thời gian dài trong đời mà tôi chẳng thể nhớ chuyện gì đã xảy ra hay hồi tưởng lại, những thị trấn và thành phố tôi đã sống, tên người, cả chính những người ấy. Những khoảng trống mênh mông. Nhưng tôi có thể nhớ đôi điều. Những điều nho nhỏ - ai nói điều gì đó một kiểu đặc biệt; giọng cười hoang dại, hay khẽ khàng và run rẩy; một phong cảnh; nét buồn hay vẻ ngơ ngác trên gương mặt một người; và tôi có thể nhớ những thứ ác liệt - ai đó cầm dao lên hằm hằm quay sang tôi; hay không thì nghe giọng chính tôi dọa dẫm ai đó. Thấy ai đó phá vỡ một cánh cửa, không thì trượt ngã trên mấy bậc cầu thang. Những thể loại ký ức oanh liệt đó tôi lại có thể nhớ được khi cần thiết. Nhưng tôi không có cái thể loại trí nhớ có thể mang toàn bộ một cuộc trò chuyện về hiện tại, hoàn chỉnh cùng với mọi cử chỉ và sắc thái của câu nói thực; cũng như tôi không nhớ nội thất của bất kỳ căn phòng nào tôi từng ở, nói chi tới việc nhớ tới nội thất toàn bộ một căn nhà. Hoặc thậm chí rất nhiều điều cụ thể về một cuộc đua ngựa - ngoại trừ, xem nào, khán đài, những cửa sổ cá cược, màn hình tivi, đám đông. Tiếng lào xào. Tôi bịa các cuộc trò chuyện trong truyện của tôi. Tôi sắp các đồ nội thất và những món khác xung quanh các nhân vật vào trong những câu chuyện của tôi mỗi khi cần chúng. Có lẽ đây là lý do tại sao đôi khi người ta nói truyện của tôi đơn giản, trần trụi, thậm chí “tối giản”. Nhưng có lẽ nó chẳng gì khác hơn là sự phối ngẫu chừng mực giữa tính cần thiết và sự thuận tiện khiến tôi viết kiểu truyện mà tôi vẫn viết theo cách của tôi.
Dĩ nhiên, không có câu chuyện nào của tôi thực sự diễn ra - tôi đâu có viết tự truyện - nhưng hầu hết đều có chút tương đồng, dù phảng phất, với những sự kiện hay tình huống trong đời nào đó. Nhưng khi tôi cố nhớ những vật hoặc cảnh trí xung quanh liên quan đến một tình huống truyện (loại hoa nào, nếu có, đã ở đó? chúng có tỏa hương gì không? v.v.) tôi thường bất lực hoàn toàn. Nên tôi phải bịa ra khi viết - chuyện những người trong truyện nói với nhau, cũng như những việc họ làm khi đó, sau khi nói chuyện này chuyện kia, và chuyện gì diễn ra kế tiếp. Tôi bịa ra những lời họ nói với nhau, dù trong các hội thoại, có thể có vài đoạn vài câu thực tôi từng nghe trong một ngữ cảnh cụ thể vào lúc này hay lúc khác. Thậm chí câu nói đó có thể chính là điểm khởi đầu của truyện.
(Trích Fires - Raymond Carver)
Bác Mun giật tít khiếp quá, vừa đọc vừa giật mình tưởng ĐTT viết thật, đang tính nhờ bác chuyển cho một cuốn...
ReplyDeletehay thật!
ReplyDeletetít hoành tráng bác Azur nhở, trong ấy có lừa:)
ReplyDeleteChị So: còn nữa, còn nữa, dài lắm; động viên đi tối dịch tiếp hầu chị:)
ReplyDeleteLỗi typo: Dòng thứ bảy từ trên xuống dưới, chữ đầu tiên.
ReplyDeleteTruyện - Chuyện ở đoạn thứ hai á Anh, trong bản gốc nó dùng hai từ khác nhau à?
BA
typo chữ nào nhỉ?
ReplyDeleteỜ, nhìn tít cứ tưởng của chị Trâm, rồi đọc tiếp thì hoang mang quá, chị Trâm mà viết được thế này thì nhiều nhà văn khác vứt bút đi cho rồi. Đến khi thấy tên bác Carver mới thở hắt ra...
ReplyDeleteĐề nghị bác Mun đăng tiếp.
Cám ơn dịch giả nha.