Tiếp tục chuyên đề Carver, dưới đây là trích đoạn Carver trả lời phỏng vấn The Paris Review:
PV: Vậy những câu chuyện của ông xuất phát từ đâu? Tôi đặc biệt muốn hỏi tới những truyện ít nhiều có liên quan đến uống rượu?
Carver: Loại văn chương tôi quan tâm nhất có là loại có tham chiếu đến thế giới thực. Dĩ nhiên, không câu chuyện nào của tôi thực sự diễn ra. Nhưng luôn có cái gì đó, thành tố nào đó, điều gì tôi nghe được hay chứng kiến, đó có thể là chỗ khởi đầu. Đây là một ví dụ: “Đó là Giáng sinh cuối cùng mà anh còn có bao giờ phá hỏng!” Tôi nghe câu nói đó khi say, nhưng tôi nhớ. Và sau này, mãi về sau này, khi tỉnh, chỉ dùng mỗi câu nói đó và những điều khác mà tôi tưởng tượng, tưởng tượng chính xác đến nỗi chúng có lẽ đã diễn ra, tôi dựng thành một truyện - “Một cuộc nói chuyện nghiêm túc.” Nhưng loại văn mà tôi quan tâm hơn cả, cho dù đó là văn của Tolstoy, Chekhov, Barry Hannah, Richard Ford, Hemingway, Isaac Babel, Ann Beattie, hay Anne Tyler, là loại khiến tôi có cảm tưởng trong chừng mực nào đó nó là tự truyện. Ít nhất thì nó có dẫn chiếu. Dù dài hay ngắn, truyện không sinh ra từ không khí loãng. Tôi nhớ một cuộc trò chuyện có mặt John Cheever. Chúng tôi ngồi quanh bàn cùng vài người nữa ở Iowa City và ông chợt bình luận rằng sau một trận cãi cọ tưng bừng ở nhà ông tối nọ, sáng hôm sau ông dậy vào nhà tắm để tìm gì đó thì thấy con gái ông đã viết lên gương bằng son môi “Ba ơ-ơ-i, đừng bỏ tụi con.” Ai đó ở bàn lên tiếng nói, “Tôi nhận ra tình tiết này trong một trong những truyện của ông.” Cheever nói, “Chắc vậy. Mọi thứ tôi viết đều là tự truyện.” Dĩ nhiên điều đó không đúng về nghĩa đen. Nhưng mọi thứ ta viết, trong chừng mực nào đó, đều có tính tự truyện. Tôi không hề phiền lòng với văn hư cấu “tự truyện.” Ngược lại là đằng khác. Trên đường. Celine. Roth. Lawrence Durrell trong Bộ tứ tiểu thuyết Alexandria. Rất nhiều bóng dáng Hemingway trong những truyện về Nick Adam. Cả Updike nữa, tôi chắc thế. Jim McConkey. Clark Blaise là nhà văn đương đại mà văn hư cấu của ông là tự truyện một trăm phần trăm. Dĩ nhiên, bạn phải biết bạn đang làm gì khi bạn biến chuyện đời bạn thành văn chương. Bạn phải cực kỳ can đảm, rất khéo, giàu óc tưởng tượng và sẵn lòng kể mọi thứ về bản thân. Bao nhiêu lần bạn đã được nghe bảo rằng khi còn trẻ bạn hãy viết về những thứ bạn biết, mà bạn biết gì rõ hơn ngoài những bí mật của chính bạn. Nhưng trừ khi bạn là một nhà văn ưu hạng, một tay rất cừ khôi, thật nguy hiểm khi cứ viết hết cuốn này đến cuốn nọ về Chuyện Đời Tôi. Một mối nguy lớn, hay ít ra là một quyến rũ lớn, đối với nhiều nhà văn là tự truyện quá mức trong cách tiếp cận văn chương hư cấu của họ. Tốt nhất là một ít tự truyện và thật nhiều tưởng tượng.
PV: Thói quen viết của ông như thế nào? Có phải lúc nào ông cũng viết truyện?
Carver: Khi viết được, tôi viết hằng ngày. Thật dễ chịu khi điều này xảy ra. Một ngày vắt sang ngày kế. Đôi khi thậm chí tôi không biết thứ trong tuần. John Ashbery gọi đó là “những ngày guồng quay”. Khi không viết, như hiện giờ, khi tôi bận rộn với công việc giảng dạy như thời gian qua, tôi thấy cứ như thể là tôi chưa bao giờ viết ra một chữ nào hay chưa bao giờ có khát khao viết. Tôi sa vào những thói quen xấu. Tôi thức khuya và ngủ nướng thật lâu. Nhưng cũng được. Tôi học cách kiên nhẫn và đợi thời cơ. Tôi đã phải học điều đó từ rất lâu rồi. Kiên nhẫn. Nếu tôi tin vào cung, tôi ngờ rằng cung của tôi phải là cung con rùa. Tôi viết túc tắc. Nhưng khi viết, tôi dành nhiều thời gian ở bên bàn viết, mười, mười hai, mười lăm giờ liền tù tì, ngày này sang ngày nọ. Tôi thích như vậy, khi chuyện đó diễn ra. Hầu hết thời gian làm việc này, phải hiểu là, dành cho sửa chữa và viết lại. Không nhiều thứ làm tôi khoái hơn việc cầm truyện đi lòng vòng quanh nhà một lúc rồi sửa đi sửa lại. Tôi làm thơ cũng y như vậy. Tôi chẳng vội vàng gì gửi bài đi ngay sau khi viết, và đôi khi tôi giữ nó ở nhà hàng tháng vầy vọc nó, thêm chỗ này bớt chỗ kia. Viết bản thảo đầu tiên của một truyện chẳng lâu lắm, thường chỉ ngồi một buổi là xong, nhưng sữa chữa các bản khác nhau của một truyện thì mất kha khá thời gian. Tôi sửa chữa cỡ chừng hai mươi đến ba mươi bản thảo cho một truyện. Không bao giờ ít hơn mười hay mười hai bản thảo. Ta vừa học hỏi được nhiều vừa được khích lệ tinh thần khi nhìn những bản thảo đầu tiên của các nhà văn lớn. Tôi nghĩ tới những bức ảnh về những bản in thử của Tolstoy, ví dụ về một nhà văn thích sửa chữa bản thảo. Ý tôi là, tôi không biết ông có thích làm vậy không, nhưng ông sửa chữa rất nhiều. Ông luôn luôn sửa chữa, ngay từ lúc là bản in thử trang. Ông đọc và viết lại Chiến tranh và Hòa bình tám lần và vẫn còn tiếp tục sửa chữa ở nhà in. Những chuyện thế này hẳn khích lệ mọi nhà văn mà bản thảo đầu tiên kinh khủng, như của tôi.
PV: Vậy những câu chuyện của ông xuất phát từ đâu? Tôi đặc biệt muốn hỏi tới những truyện ít nhiều có liên quan đến uống rượu?
Carver: Loại văn chương tôi quan tâm nhất có là loại có tham chiếu đến thế giới thực. Dĩ nhiên, không câu chuyện nào của tôi thực sự diễn ra. Nhưng luôn có cái gì đó, thành tố nào đó, điều gì tôi nghe được hay chứng kiến, đó có thể là chỗ khởi đầu. Đây là một ví dụ: “Đó là Giáng sinh cuối cùng mà anh còn có bao giờ phá hỏng!” Tôi nghe câu nói đó khi say, nhưng tôi nhớ. Và sau này, mãi về sau này, khi tỉnh, chỉ dùng mỗi câu nói đó và những điều khác mà tôi tưởng tượng, tưởng tượng chính xác đến nỗi chúng có lẽ đã diễn ra, tôi dựng thành một truyện - “Một cuộc nói chuyện nghiêm túc.” Nhưng loại văn mà tôi quan tâm hơn cả, cho dù đó là văn của Tolstoy, Chekhov, Barry Hannah, Richard Ford, Hemingway, Isaac Babel, Ann Beattie, hay Anne Tyler, là loại khiến tôi có cảm tưởng trong chừng mực nào đó nó là tự truyện. Ít nhất thì nó có dẫn chiếu. Dù dài hay ngắn, truyện không sinh ra từ không khí loãng. Tôi nhớ một cuộc trò chuyện có mặt John Cheever. Chúng tôi ngồi quanh bàn cùng vài người nữa ở Iowa City và ông chợt bình luận rằng sau một trận cãi cọ tưng bừng ở nhà ông tối nọ, sáng hôm sau ông dậy vào nhà tắm để tìm gì đó thì thấy con gái ông đã viết lên gương bằng son môi “Ba ơ-ơ-i, đừng bỏ tụi con.” Ai đó ở bàn lên tiếng nói, “Tôi nhận ra tình tiết này trong một trong những truyện của ông.” Cheever nói, “Chắc vậy. Mọi thứ tôi viết đều là tự truyện.” Dĩ nhiên điều đó không đúng về nghĩa đen. Nhưng mọi thứ ta viết, trong chừng mực nào đó, đều có tính tự truyện. Tôi không hề phiền lòng với văn hư cấu “tự truyện.” Ngược lại là đằng khác. Trên đường. Celine. Roth. Lawrence Durrell trong Bộ tứ tiểu thuyết Alexandria. Rất nhiều bóng dáng Hemingway trong những truyện về Nick Adam. Cả Updike nữa, tôi chắc thế. Jim McConkey. Clark Blaise là nhà văn đương đại mà văn hư cấu của ông là tự truyện một trăm phần trăm. Dĩ nhiên, bạn phải biết bạn đang làm gì khi bạn biến chuyện đời bạn thành văn chương. Bạn phải cực kỳ can đảm, rất khéo, giàu óc tưởng tượng và sẵn lòng kể mọi thứ về bản thân. Bao nhiêu lần bạn đã được nghe bảo rằng khi còn trẻ bạn hãy viết về những thứ bạn biết, mà bạn biết gì rõ hơn ngoài những bí mật của chính bạn. Nhưng trừ khi bạn là một nhà văn ưu hạng, một tay rất cừ khôi, thật nguy hiểm khi cứ viết hết cuốn này đến cuốn nọ về Chuyện Đời Tôi. Một mối nguy lớn, hay ít ra là một quyến rũ lớn, đối với nhiều nhà văn là tự truyện quá mức trong cách tiếp cận văn chương hư cấu của họ. Tốt nhất là một ít tự truyện và thật nhiều tưởng tượng.
PV: Thói quen viết của ông như thế nào? Có phải lúc nào ông cũng viết truyện?
Carver: Khi viết được, tôi viết hằng ngày. Thật dễ chịu khi điều này xảy ra. Một ngày vắt sang ngày kế. Đôi khi thậm chí tôi không biết thứ trong tuần. John Ashbery gọi đó là “những ngày guồng quay”. Khi không viết, như hiện giờ, khi tôi bận rộn với công việc giảng dạy như thời gian qua, tôi thấy cứ như thể là tôi chưa bao giờ viết ra một chữ nào hay chưa bao giờ có khát khao viết. Tôi sa vào những thói quen xấu. Tôi thức khuya và ngủ nướng thật lâu. Nhưng cũng được. Tôi học cách kiên nhẫn và đợi thời cơ. Tôi đã phải học điều đó từ rất lâu rồi. Kiên nhẫn. Nếu tôi tin vào cung, tôi ngờ rằng cung của tôi phải là cung con rùa. Tôi viết túc tắc. Nhưng khi viết, tôi dành nhiều thời gian ở bên bàn viết, mười, mười hai, mười lăm giờ liền tù tì, ngày này sang ngày nọ. Tôi thích như vậy, khi chuyện đó diễn ra. Hầu hết thời gian làm việc này, phải hiểu là, dành cho sửa chữa và viết lại. Không nhiều thứ làm tôi khoái hơn việc cầm truyện đi lòng vòng quanh nhà một lúc rồi sửa đi sửa lại. Tôi làm thơ cũng y như vậy. Tôi chẳng vội vàng gì gửi bài đi ngay sau khi viết, và đôi khi tôi giữ nó ở nhà hàng tháng vầy vọc nó, thêm chỗ này bớt chỗ kia. Viết bản thảo đầu tiên của một truyện chẳng lâu lắm, thường chỉ ngồi một buổi là xong, nhưng sữa chữa các bản khác nhau của một truyện thì mất kha khá thời gian. Tôi sửa chữa cỡ chừng hai mươi đến ba mươi bản thảo cho một truyện. Không bao giờ ít hơn mười hay mười hai bản thảo. Ta vừa học hỏi được nhiều vừa được khích lệ tinh thần khi nhìn những bản thảo đầu tiên của các nhà văn lớn. Tôi nghĩ tới những bức ảnh về những bản in thử của Tolstoy, ví dụ về một nhà văn thích sửa chữa bản thảo. Ý tôi là, tôi không biết ông có thích làm vậy không, nhưng ông sửa chữa rất nhiều. Ông luôn luôn sửa chữa, ngay từ lúc là bản in thử trang. Ông đọc và viết lại Chiến tranh và Hòa bình tám lần và vẫn còn tiếp tục sửa chữa ở nhà in. Những chuyện thế này hẳn khích lệ mọi nhà văn mà bản thảo đầu tiên kinh khủng, như của tôi.
*Bác R.C nói chuyện hấp dẫn chả kém gì viết truyện, nhưng liệu bác í có nói thật 100% không nhỉ, ngờ lắm, nếu thật 100% e là không hấp dẫn như này
ReplyDelete*“Đó là Giáng sinh cuối cùng mà anh còn có bao giờ phá hỏng!” câu này hơi khó hiểu!
That's the last Christmas you'll ever ruin for us
ReplyDeleteĐây là lễ Giáng sinh cuối cùng mà anh sẽ vì chúng ta làm tiêu tán (phá hỏng) nó .
K/NQT
Hoặc tùy theo ý toàn câu :
ReplyDeleteĐây là lễ giáng sinh cuối cùng mà anh phải phá nó giùm ( hay cho ) chúng tôi .
K
Lấy một câu ra khỏi đoạn, khó dịch quá . Đôi khi ngược cả ý tác giả . Vì làm cho chúng tôi , hay làm cho chúng ta, vì chúng ta là đã thấy khác nhau xa , một đằng là người đứng ngoài, một đằng là cùng một bè .
Tks K.
NQT
Câu đấy đúng là tối như cái tiền đồ của chị Dậu, biết ngay thế nào chị So cũng phàn nàn. Nhưng thôi cứ để vậy cho nó hấp dẫn, hehe:)) Muốn hiểu chính xác phải tìm cái truyện kia, xem có cái câu đó không.
ReplyDeleteThanks hai (hay một bác) K và NQT đã ghé thăm.
Cuốn "Raymond Carver: cuộc đời của một nhà văn" (Carol Sklenicka viết năm 2009) khi thuật lại Giáng sinh 1976 trong gia đinh Carver, có kể là Carver lúc đó chán đời, uống rượu say rồi ném nguyên một thùng củi vào lò sưởi, suýt gây hỏa hoạn, và một người trong nhà đã kêu lên: "That's the last Christmas you'll ever ruin for us!".
ReplyDeleteTheo vốn tiếng Anh lẫm chẫm của tôi, câu đó có thể hiểu như một lời dọa dẫm: "Đây là lần cuối cùng anh phá hỏng Giáng Sinh của chúng tôi!". hoặc: "Đây là lần cuối cùng chúng tôi cho phép anh phá hỏng Giáng Sinh của chúng tôi!"
ReplyDeleteMúa rìu qua mắt bác Mun một chút. Vui nha!
Hoặc cũng có thể dịch "ruin a chrstmas" là "ăn chơi đập phá vào lễ Giáng Sinh". Câu trên có thể dịch là: "Đây là Giáng Sinh cuối cùng anh ăn chơi đập phá với chúng tôi!" (lần sau, chúng tôi cho anh nghỉ khỏe!).
ReplyDeleteThanks bác Azur, bác mày mò ghê, bác có cả cuốn của Carol Sklenicka cơ à?
ReplyDeleteTheo ngữ cảnh bác cung cấp, thì tôi hiểu câu đó kiếu như là, đủ rồi đấy, đây là lần chót, anh sẽ không có thêm cơ hội phá hỏng một cái Giáng sinh nữa đâu. Ý là lần tới sẽ cho anh de. Ấy nhưng dịch thế nào thì còn phải nghĩ:)
Báo cáo bác Mun, tôi cũng chỉ lên mạng hỏi bác Google thôi, tình cờ trúng cái cuốn kia dạng PDF, rồi lại trúng tiếp cái đoạn về Giáng Sinh 1976, mới ra cái câu ấy.
ReplyDeleteTrước khi được bác khai sáng, tôi mù tịt
về Carver bác ạ.
chịu khó quy chuẩn tí cho tiện sổ sách nhá :p
ReplyDelete"hàng ngày" sẽ là "hàng ngày" theo nghĩa mất cả ngày để làm một cái gì đó, còn "hàng ngày" sẽ là "hằng ngày" theo nghĩa ngày nào cũng thế
ờ, ờ
ReplyDeleteBác Carver này sửa bản thảo khiếp nhỉ. Mà lại sửa thành mấy chục bản khác nhau mới kinh chứ. Nghĩa là từ 1 truyện viết thành mấy chục truyện khác à?
ReplyDeleteBác Mun thấy cái gì hay của bác Carver (kiểu này) thì tiếp tục cho đọc nha.
Cám ơn dịch giả trước.
hay mình dịch như thế này: "Đây sẽ là Giáng sinh cuối cùng ông phá mất của nhà ta đấy nhá!"
ReplyDelete:))
“C’est le dernier Noel que tu nous gâches”: “Anh phá hư Noel cuối cùng của tụi này"
ReplyDeleteBản dịch tiếng Tây
NQT
Em theo chuẩn chị So!! :D
ReplyDeleteƠ, Chị So chép cái câu kia trong truyện nào của Nguyễn HUy Thiệp hay Nguyễn Khải?
ReplyDelete:)
đề nghị bác Azur khẩn trương lên Paris Review đọc, không giả nai nữa:)
ReplyDeleteBác Thiệp thì cay độc, bác Khải thì thâm hiểm, cái câu này thì hiền như ...cơm nguội ấy mà, he he, chỉ khóai í mỗi chữ "sẽ" thôi, nghe đe dọa một cách bất lực!
ReplyDeleteChả ai lại nói thế này anh: "Đó là Giáng sinh cuối cùng mà anh còn có bao giờ phá hỏng!" :D
ReplyDeleteNếu xét đến sự "thuận miệng" khi nói ra câu đó trong tiếng Anh cũng như trong tiếng Việt, thì em nghĩ chỉ cần dịch đơn giản thế này: "Anh (sẽ) chỉ còn phá được cái Giáng sinh này nữa thôi!".
"Chỉ còn" ở đây cũng mang tính nhấn mạnh giống như "that's (the last)" hay "c'est (le dernier)".
sao lại không ai nói, có GM nói!
ReplyDeletegớm, đã nhận là tối như tiền đồ chị Dậu rồi mà cứ xâu xé mãi:)
“C’est le dernier Noel que tu nous gâches” không thể dịch thành: “Anh phá hư Noel cuối cùng của tụi này".
ReplyDeleteSao lạo Noel cuối cùng "của tụi này"? "Của tụi này" từ đâu ra vậy?
Xin được giải thích thêm:
ReplyDelete"Anh phá hư Noel cuối cùng của tụi này" có nghĩa khác hẳn: "Đây lần cuối cùng anh phá hư Noel của tụi này".
@Tân: Theo tôi hiểu, bác Mun vướng cụm từ "for us". Chứ bỏ nó đi, thì mọi việc OK ngay. Nhưng vướng là có lý vì không thể tự nhiên lờ tịt nó được. Nhiều khi tác giả cũng viết để gây khó cho độc giả, "tạo sự độc đáo".
ReplyDeleteTinh thần cẩn thật với chứ nghĩa của bác Mun như thế là rất đáng hoan nghênh. Tôi mà viết được tiếng Anh, tôi cũng xin bác Mun dịch giúp tiếng Việt, bác Mun nhở.
@ azur: Tks
ReplyDeleteNQT
Blogspot điên cả ngày hôm nay nên mất một loạt comment và entry về Eco.
ReplyDeleteMáy móc điên nhỉ. Azur nhắc lại còm hôm trước. Câu “C’est le dernier Noel que tu nous gâches” không nên dịch là “Anh phá hư Noel cuối cùng của tụi này" mà nên dịch là: "Đây sẽ là lần cuối cùng anh phá hư Noel của tụi này!".
ReplyDelete