Friday 20 April 2012

Đất lề quê thói - chép trong khi đọc


Đất lề quê thói là một cuốn sách của Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu khảo về phong tục Việt Nam.

Cuốn này nằm trong mớ sách của papa, mang vào nhà đã lâu, nhưng chưa có lúc nào đọc vì sách nát quá, cầm lên ngại. Nay nhân mới hỏi được chỗ đóng sách, đem đi đại tu, kết quả có một cuốn sạch sẽ, gọn gàng, xinh xắn. Dân chơi sách thường không ưa sách đóng bìa hay bị gọt xén lắm. Nhưng nếu chỉ để đọc, thì cầm bản sau khi đại tu này thích hơn nhiều.

Đọc được một ít, đã thấy nhiều cái hay, ví như những đoạn chép lại dưới đây:
  • Giảng nghĩa chữ phong tục:  …”hai chữ Phong-Tục có nghĩa: Phong là sự gì người này xướng lên kẻ khác nối theo thành thói quen, như vật theo gió hòa vào nhịp điệu mà không biết; Tục là thói bắt chước người trên, lâu dần hóa thuộc. Nói cho gọn thì người trên cảm hóa người dưới gọi là Phong, người dưới tập nhiễm được gọi là Tục (Thượng sở hóa viết Phong, hạ sở tập viết Tục).
  • Trị dân là chăm lo phong hóa:  “Đời xưa cứ xét thói tục của dân mà suy luận ra chính sự người trên, thiện chính thì dân lành, ít càn dỡ. Vua đi tuần thú thường là để xem xét điều ấy. Luôn luôn ý niệm như vậy, vua quan thời xưa tự cho mình có sứ mạng chăn dắt dân, thường chăm lo dạy dỗ dân bằng những huấn lệnh nhắc nhở điều hay nên làm, điều dở phải tránh, chứ không chuyên chú ban hành luật pháp trừng phạt tội lỗi. Hai tiếng “trị dân” cũng có nghĩa là chăm lo phong hóa.”
  • Về phương ngôn tục ngữ ca dao phong dao: “Sẽ có những câu chẳng làm đẹp lòng người này người nọ, vì ý nghĩa trào lộng hay chê bai bài bác, nhưng đó chính là những cái mà dân chúng ưa thích hay ruồng ghét đến nỗi truyền miện nhau nói ra thành tục ngữ phương ngôn hoặc câu ca câu vè; nếu thói đời quả thực không có vậy, thì chắc hẳn đã chẳng có lời ong tiếng ve; bỏ qua là che giấu sự thật, với tinh thần khoa học, với con mắt khách quan, các bậc thức giả hẳn không bao giờ nghĩ rằng có thể có va chạm.”
  • Tên cúng cơm: “Sau khi chết thì tên thường gọi lúc sinh thời trở thành tên húy tục gọi là tên cúng cơm”.
  • Về tính tình dân ta: “Người mình phần đông thường ranh vặt, đến quỷ quyệt, hay sợ sệt ngờ vực, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi báng nhạo. Tâm địa nông nổi, hay khoe khoang, khoác lác hiếu danh, thích vui chơi, ham cờ bạc”

Mới đóng bìa xong


Nhưng vẫn còn bìa trong

9 comments:

  1. - Giảng nghĩa chữ phong tục hay quá.
    - "Tên cúng cơm" vẫn hơi mơ hồ nhỉ, tên chữ cha mẹ khai sinh hay tên tục vẫn thường gọi (chẳng hạn như Pi hay Quân là tên cúng cơm?)
    - Cho xin địa chỉ đóng sách với bạn Mun ơi

    ReplyDelete
    Replies
    1. thời buổi này, muốn xùy thông tin ra cũng phải hối lộ đấy, không thì không xong đâu:)

      Delete
    2. Em biết được 2 chỗ, một là một bác tên Rạng, cuối một con hẻm trên đường Trần Quốc Thảo(?), hai là Thư viện tổng hợp bên Lý Tự Trọng :-p

      Delete
  2. Phong tục thì giảng nghĩa đúng chữ phong, còn chữ tục thì sai. Cúng cơm cũng giảng sai luôn. Tên cúng cơm có từ khi sinh ra.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thank bác Ano 06:38pm, vậy chữ tục thế nào mới đúng?

      Delete
  3. Mềnh thích đoạn chăm lo phong hoá cho nhân dân :-)

    ReplyDelete
  4. Thầy em - PGS Lê Trung Hoa - nói rằng tên cúng cơm là tên đặt sau khi chết, lúc cúng cơm, làm gì có từ khi sinh ra ạ!

    ReplyDelete
  5. nhà mình cũng có cuốn sách này, nhớ hồi bé xem tranh có đàn ông để bộ móng tay dài phát khiếp, dù cuốn sách tên Đất lề Quê Thói nhưng kiên quyết "sợ" và chối bỏ vụ này. :-)

    ReplyDelete

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN