Trò chơi Sỉ nhục là trò chơi do vị giáo sư người Anh Swallow sáng tác ra trong cuốn tiểu thuyết Đổi chỗ của David Lodge. Trong trò chơi này, mỗi người phải nghĩ ra một cuốn sách nổi tiếng mà mình chưa đọc, và cứ mỗi người có mặt đã đọc cuốn đó thì ghi được một điểm. Ví dụ, tôi là một trong sáu người chơi, tôi nêu ra cuốn chưa đọc là Số đỏ chẳng hạn, và năm người còn lại đều đã đọc rồi, thì tôi ghi được số điểm tối đa là 5 điểm, còn bạn Nhị Linh nêu ra cuốn chưa đọc là Chùa Đàn của Nguyễn Tuân chẳng hạn, và chỉ có hai người đã đọc, thì bạn Nhị Linh chỉ được 2 điểm thôi.
Trò này độc ở chỗ để ghi điểm mỗi người phải nêu ra tên một cuốn sách mà gần như ai cũng đã đọc, nhưng mình lại chưa. Chưa đọc một cuốn sách thuộc hàng kinh điểnlà điều khá xấu hổ, đặc biệt trong môi trường học thuật (ở nước ngoài, cụ thể trong truyện là ở Anh, chứ Việt Nam thì chưa chắc:). Vì vậy, trò chơi có tên là Sỉ nhục: Muốn thắng, thì phải tự sỉ nhục mình. Trong truyện, một vị giáo sư văn chương Anh thắng cuộc sau khi thú nhận rằng mình chưa đọc Hamlet - tác phẩm vẫn được coi như là lớn nhất của cả nền văn học Anh.
Bản dịch tiếng Việt cuốn Đổi chỗ có một lỗi trong đoạn dịch về trò chơi này, cụ thể là sai một chữ, “chưa” thay vì đúng ra là “đã”. Một chữ thôi, nhưng là chữ quan trọng, vì nó khiến cả hai ba trang sau tường thuật về trò chơi trở nên vô nghĩa. Câu trong bản tiếng Việt như sau: “Cốt lõi của vấn đề là mỗi người sẽ nêu tên một cuốn sách mình chưa đọc nhưng giả định rằng người khác đã đọc, và cứ có một người chưa đọc cuốn sách đó thì mình ghi được một điểm.”
Nhân dịp nhắc đến trò chơi này, tôi tự sỉ nhục mình bằng cách thú nhận rằng tôi chưa đọc Chiến tranh và Hòa bình của Lev Tolstoy! Giá như tôi gặp nó trước năm 18 tuổi thì chắc chắn tôi đã đọc, vì hồi ấy tôi đọc bất cứ cuốn gì rơi vào tay. Sau này khi gặp nó, thì có rất nhiều lý do để …đọc cuốn khác trước. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu chơi trò này mà tôi nêu ra Chiến tranh và Hòa bình hẳn vẫn khó thắng!
Nhân đây, các bạn đoán xem nhà văn nào có thể là người viết câu này: “Những cô gái điếm ngắn hạn là những cô vẫn thường bị khinh rẻ, còn những cô điếm dài hạn là những kẻ được kính trọng.”
-------
Bác Nguasat, vừa mới đọc xong, đã trả lời đúng:
Cuốn này là một trong những cuốn đầu tiên của Tủ sách Tinh hoa văn học của Phương Nam.
Còn đây cũng là nó, một bản dịch khác:
-------
Bác Nguasat, vừa mới đọc xong, đã trả lời đúng:
Cuốn này là một trong những cuốn đầu tiên của Tủ sách Tinh hoa văn học của Phương Nam.
Còn đây cũng là nó, một bản dịch khác:
Mình cũng chỉ đọc Hamlet bản tóm tắt, chưa lúc nào đọc bản full :-P
ReplyDeleteĐoạn này trích từ "Bản sonate..." bác ơi. Em vừa mới mua và đọc xong tuần trước. Nhân đây em cũng xin thú nhận cuốn này là cuốn đầu tiên của Lev Tolstoy mà em đọc.
ReplyDeletehì hì, bác Nguasat thắng cuộc rồi:)
ReplyDeleteem xin thú nhận là chưa bao giờ em đọc hết Kiều, hay Lục Vân Tiên.
ReplyDeleteanh đọc hết cả hai, thuộc nhiều đoạn nữa mới kinh:)
ReplyDeleteMình đọc Chiến tranh và Hòa bình từ lâu rồi nhưng mình thú thật là bây giờ mình chỉ nhớ láng máng trong ấy có vài đôi yêu nhau :)
ReplyDeleteTrò này có chơi cộng điểm lẻ kiểu không phẩy mấy không bác? Em gặp Chiến tranh và Hoà bình đúng vào năm 18 tuổi nên có (miễn cưỡng nhọc nhằn) đọc hết. Nhưng giờ bảo nói đôi nào yêu nhau thì em không nhớ một tí tị tì ti nào luôn.
ReplyDeleteÝ định ban đầu của tôi khi viết entry này là giới thiệu cuốn Bản Sonata Kreutzer, cuốn sách như một nhát dao lách vào đời sống hôn nhân. Nhưng nghĩ về cuốn này thì nhớ đến Lev Tolstoy, nhớ đến bộ Chiến tranh và hòa bình mới đọc độ trăm trang, nhớ sang trò sỉ nhục này. Lòng vòng thế nên đi chệch ý định ban đầu.
ReplyDeleteChiến tranh và hòa bình mình đọc từ hồi cũng còn bé (khoảng 13-14 tuổi) mà bây giờ vẫn nhớ gần hết các đôi yêu nhau mới kinh chứ: Natasa yêu Boris đầu tiên, sau đó lần lượt yêu Đênixốp, Anđơrây, Anatôn, Pie; Anđơrây thì lấy công tước phu nhân nhỏ nhắn Lida rồi rất chán:))sau yêu Natasa; Maria súyt lấy Anatôn sau yêu Nicôlai; Nicôlai đầu tiên yêu Xônia, sau mới yêu Maria; Boris yêu Natasa sau lấy July; Anatôn định lấy Maria sau lại tán tỉnh cô Buriên hầu gái của Maria, rồi yêu Natasa (trước đó thì yêu chị ruột là Elen)Pie lấy Elen rồi yêu Natasa; Đôlôkhốp yêu Xônhia, Vêra thì chung tình với Bec; Elen lấy Pie rồi lại yêu Anatol, Đôlôkhốp......
ReplyDelete:)) :))
Poke bác, nhầm lẫn trong "Đổi chỗ" cũng làm em suy nghĩ rụng tóc đấy ạ. Gớm, logic của em nó kém nên lúc đọc cứ nghĩ nghĩ hoài mới ah, ra là thế.
ReplyDeletehic, cuốn Bản sonata là cuốn đầu tiên của Lev Tolstoy em đọc í. :))
Chị So có biệt tài nhớ các đôi yêu nhau nhở? Còn các đôi bỏ nhau có nhớ không nào?:)
ReplyDeletend: Làm quen với các đại văn hào chỉ nên bắt đầu bằng những cuốn mong mỏng như thế là vừa vặn, kiểu như với Dos thì nên bắt đầu bằng Đêm trắng thay vì đập đầu vào Anh em nhà Karamazov!:)
ReplyDeleteTủ sách tinh hoa của Phương Nam hứa hẹn là một chọn lựa tốt. Đang nghĩ Nhã Nam sao không tách riêng các dòng sách ra, thay vì như hiện giờ, kiệt tác, hậu hiện đại, hay chicklit gì cũng ngồi chung nhà.
Ấy, em thấy với Đốt nên bắt đầu bằng Tội ác và hình phạt luôn. Hồi xưa em đọc Người chồng muôn thuở suýt rủa không bao giờ đọc bác này nữa :D
ReplyDeleteKiếm cuốn mỏng chỉ là cách tự dối lòng vì đằng nào cũng biết bác í kinh điển rồi, sớm hay muộn chẳng trở lại cuốn đinh hehe
Nói ra hơi sỉ nhục nhưng mà tất cả các quyển mà các bác nêu em đều chưa đọc, có vài quyển đọc vài trang rồi nghỉ. Nói chung là em không thích mấy ông Nga lắm
ReplyDeleteÔi, khâm phục trí nhớ của chị So quá đi mất!
ReplyDeleteMình cũng nghĩ như bạn Tân, cứ bập ngay vào cuốn đỉnh luôn, với lại nhiều cuốn đồ sộ nhưng đọc dễ như xơi bánh gatô, nhiều cuốn mong mỏng thôi thì lại khó như xơi cá giếc ấy, vô khối là xương dăm.
ReplyDeleteHy: hí hí, cứ nhớ bừa đi ấy mà :))
Em cũng đọc Đổi chỗ và thấy cái lỗi đó khá là bực bội vì cái lỗi vô duyên đó!
ReplyDeleteTT: Thật ra trong cuốn này có hai chỗ nhắc về trò chơi sỉ nhục này; chỗ đầu không có vấn đề gì, đến chỗ thứ hai mới nhầm. Chắc là một sơ suất về biên tập thôi.
ReplyDeleteMình cũng chưa đọc hết bất kỳ quyển nào của Dos và Lev cả. Cả Bút ký dưới hầm và Tội ác và trừng phạt đều đọc dở dang.
ReplyDeleteMình đọc xong "Tội ác và trừng phạt" của Dostoevsky xong là chả dám đọc "Anh em nhà Karamazov nữa. "Khúc nhạc mê ly" cũng là quyển duy nhất của Lev mà mình đã đọc. Đã mấy lần lấy hơi nhưng chưa bao giờ đủ gan bắt đầu "Chiến tranh và hòa bình" cả. Nhưng mình không nản, vẫn đọc sách khác, khi nào hứng và đủ gan sẽ đọc mấy cụ này.
ReplyDelete