Friday, 25 February 2011

Nhà văn đã chết


Không gì làm tôi vui sướng hơn, không gì ràng buộc tôi vào cuộc sống chắc chắn hơn bằng việc đọc được một đoạn văn sâu sắc và cô đọng trong một cuốn tiểu thuyết, bằng việc bước vào thế giới đó và tin rằng nó có thực.  Tôi cũng thích nhà văn đã chết hơn, bởi vì lúc đó sẽ chẳng có áng mây ghen tị nào che mờ sự ngưỡng mộ tôi dành cho họ.  Càng già, tôi càng tin chắc rằng những cuốn sách hay nhất là do những nhà văn đã chết viết ra. Ngay cả nếu họ chưa chết, cảm nhận sự hiện diện của họ là cảm nhận một bóng ma.  Đây là lý do tại sao khi gặp các nhà văn lớn ngoài đường ta đối xử với họ như bóng ma, không tin lắm vào mắt mình khi chúng ta sững sờ nhìn từ đằng xa.  Vài linh hồn can đảm tiếp cận những bóng ma để xin chữ ký. Đôi khi tôi tự nhủ các nhà văn này sớm sẽ chết thôi, và khi họ chết rồi, những cuốn sách  - di sản của họ sẽ chiếm giữ một vị trí thậm chí còn được yêu mến hơn trong tim ta.  Tuy vậy, dĩ nhiên không phải lúc nào cũng thế.

(Orhan Pamuk)

----
Đoạn trên đây thân tặng bạn Nhã Thuyên, người chỉ tin cậy và yêu mến những nhà văn đã chết:)






15 comments:

  1. "Đôi khi tôi tự nhủ các nhà văn này sớm sẽ chết thôi," --> Anh chọn "sớm sẽ chết thôi" hơn "sẽ chết sớm thôi" à?

    Nhà văn còn sống có cái hay riêng. Mỗi lần đọc cuốn nào hay, em cũng mong ước có ngay nhà văn ngồi bên cạnh để nói chuyện ;)

    Với lại nhà văn chết rồi thì lấy ai kí tặng một bàn tay khủng khiếp như nhà hàng xóm? ;)

    ReplyDelete
  2. cho nó Tây, hehe

    Yêu nhà văn nào còn sống thì mong họ sớm chết đi cho tình yêu nó vẹn toàn:))

    ReplyDelete
  3. Thế yêu nhà văn có giống như yêu dịch giả không Anh Mund? :))

    ReplyDelete
  4. dịch giả yêu cho chết luôn em:)

    ReplyDelete
  5. bạn Nhà Thuyền vào ném đá hội nghị thôi :D

    ReplyDelete
  6. "Tôi cũng thích nhà văn đã chết hơn, bởi vì lúc đó sẽ chẳng có áng mây ghen tị nào che mờ sự ngưỡng mộ tôi dành cho họ".
    Hèn nào theo thống kê thì hơn nửa nhà văn thế kỷ XX thích Lev Tolstoi.

    ReplyDelete
  7. Chỉ tin cậy và yêu mến những nhà văn đã chết - nghĩa là chúng ta không có khả năngà tin cậy v yêu những gì sống động, mới toe :-P

    ReplyDelete
  8. oài, bạn phím nhẩy lung tung quớ :

    Chỉ tin cậy và yêu mến những nhà văn đã chết - nghĩa là chúng ta không có khả năng tin cậy và yêu những gì sống động, mới toe :-P

    ReplyDelete
  9. vẫn yêu chứ: yêu như phở và yêu như cơm.

    ReplyDelete
  10. yêu như cà phê và yêu như sữa, hehe

    bác Azur cũng thích Dos nhất đấy thôi, nhận đi cho nó tiến bộ nào:)

    ReplyDelete
  11. Titi: nghĩa là tình yêu với xác ướp đấy:)

    ReplyDelete
  12. thích đọc của tác giả đã chết có vẻ giống bạn Nagasawa trong Norwegian Wood :D em thì thấy chuyện sống chết không quan trọng bằng chuyện hay dở. Nhưng mà tư tưởng muốn tác giả yêu thích chết sớm thì hơi bệnh, nghe có vẻ giống Mark D. Chapman :|

    ReplyDelete
  13. Tôi thì thích nhiều lắm, đâu chỉ mỗi bác Dos. Của đáng tội cũng đa phần đã chết, hoặc sắp chết ạ.

    Bác Pamuk bác ấy khôn ở chỗ là thích tuyền những bác đã chết, để cứ được thích mãi, chứ thích những bác còn sống thì không biết thế nào, chênh vênh lắm. Như bác Thiệp chẳng hạn, ai từng chót thích bác ấy thời "Tướng về hưu" giờ có các tiền cũng không thích nổi bác ấy thời "Gạ tình lấy điểm".
    Không biết là trong đống fan của bác Thiệp, có vị nào rủa bác ấy chết quách đi cho rảnh không nhỉ. Không có fan thì thèm, chứ nghe bảo có fan cũng khổ lắm (hehe, người giàu cũng khóc)...

    ReplyDelete
  14. giúng nhân vật gì trong Rừng Na Uy chỉ thích đọc sách truớc năm bao nhiêu đó...

    ReplyDelete
  15. Ở người đã chết, em luôn cảm thấy một cái gì như là sự giao tiếp lặng lẽ và vô biên. Hic, cho nên có cái tai họa vẫn không quên là hồi em học lớp sáu, đi thi, đề bài về Tô Hoài, em viết về ổng như đúng rồi với bao nhiêu yêu mến và khẳng định như đinh đóng cột: ông sinh và mất tại ngoại thành Hà Nội:D

    Cảm ơn bác Gỗ Mun vì món quà:)

    ReplyDelete

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN