Saturday, 28 August 2010

Hoàn toàn có thể: Một ví dụ từ văn chương


Báo trước, hôm nay có hiếp dâm. Bạn nào cảm thấy không thoải mái với đề tài này thì không đọc tiếp nhé.

Chuyện là thế này:

Tóm tắt sự việc trên báo Pháp Luật TPHCM:

Khuya 7-4, tại Quảng Bình, Nguyễn Văn Tình cùng một nhóm bạn đi nhậu. Ngà ngà say, Tình cùng hai người bạn chở nhau trên xe máy về nhà. Thấy bên đường có cô gái đi bộ một mình, mặc chiếc áo ôm sát người trông rất xinh đẹp, gợi cảm, Tình và các bạn nổi dục vọng, quay lại dùng sức mạnh khống chế, bắt cô gái lên xe chở đến bãi đất trống rồi thay phiên nhau xâm hại.


Nạn nhân thừa nhận mình từng là nam. Bốn năm trước cô đã ra nước ngoài phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Cô khẳng định mình là phụ nữ 100% và cương quyết yêu cầu xử lý hình sự những kẻ đã xâm hại cô.

Đến nay, các cơ quan tố tụng tỉnh Quảng Bình vẫn đang băn khoăn về đường lối xử lý, bởi tất cả giấy tờ đều thể hiện nạn nhân là nam giới. Theo thực tiễn xét xử, nạn nhân của một vụ hiếp dâm phải là nữ. Mặt khác, pháp luật Việt Nam lại chưa công nhận việc tự chuyển đổi giới tính...

Xung quanh vụ việc có hai vấn đề gây tranh cãi: Thứ nhất, nạn nhân trong một vụ hiếp dâm có phải chỉ là phụ nữ hay cả nam giới? Thứ hai, có thể coi những người phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam thành nữ là phụ nữ hay không dù pháp luật chưa công nhận, bởi thực tế họ sinh hoạt bình thường như phụ nữ?

Các ý kiến về vấn đề này, các bạn có thể đọc ở đây, đây, và đây.

Điều 111.1 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam quy định thế này:

“Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”

Ý kiến của tôi rất đơn giản: Nạn nhân của tội hiếp dâm hoàn toàn có thể là nam. Đó có thể là trẻ em trai, hay người đồng tính bị hiếp dâm bởi đàn ông. Hy hữu, nạn nhân cũng có thể là nam thành niên bị phụ nữ hiếp dâm.

Tôi không đi sâu vào phân tích vấn đề này. Vì nói cho cùng, tôi không quan tâm đến vấn đề hiếp dâm lắm.:) Tuy nhiên, tôi có thể đưa ra một ví dụ từ… tiểu thuyết để minh họa cho trường hợp hy hữu nói trên.

Trong tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả của Gabriel Marquez (Nguyễn Trung Đức dịch), nhân vật Phôlôrêntina Arixa, trong lúc ra đi trên một chiếc tàu thủy của hãng Caribê để hòng nguôi ngoai nỗi thất tình với nàng Phecmina Đaxa, đã bị một quý bà tóm vào phòng. Đoạn văn đó như sau:

“Có một đêm anh ngừng đọc sách sớm hơn lệ thường và anh vô tư đi vào nhà tiêu. Khi anh đi ngang qua cửa một phòng giường nằm cạnh phòng ăn thì cánh cửa bỗng bật mở, một bàn tay chim ưng thò ra túm lấy vạt áo lôi anh vào phòng và ngay lập tức cánh cửa được đóng lại. Hầu như ở trong bóng tối anh mới chỉ kịp nhận ra một cơ thể phụ nữ lõa lồ không tuổi tác, đầm đìa thứ mồ hôi nóng rực đang thở hổn hển. Tấm thân ấy đã đè ngửa anh ra giường, tháo khóa thắt lưng và mở cúc quần anh rồi đè lên anh và không thương tiếc phá tân của anh.”

Đấy, thẩm phán và luật sư cũng rất nên đọc tiểu thuyết!

25 comments:

  1. "tôi không quan tân đến vấn đề hiếp dâm lắm"

    Thế bác có quan tâm tới vấn đề "bị hiếp dâm" không?

    Em là em rất quan tâm. Hihi!

    ReplyDelete
  2. đọc - thích - và tuyên thệ là những việc khác nhau mà.

    ReplyDelete
  3. đoạn cuối hơi bị toát mồ hôi: đọc sách ban đêm thấy hơi giông giống mình, sau đó lại théc méc rằng thì là sao lúc trẻ chẳng có bà nào kéo vạt áo mình nhể? [nsc]

    ReplyDelete
  4. Đồng ý với G.M., nạn nhân của tệ hiếp dâm có thể là nam chứ. Cứ ai bị ăn hiếp thì là nạn nhân. Gabriel Marquez tả rõ thế còn gì :)

    VN mình, cái anh canh điền nhút nhát Chí Phèo thật ra cũng bị bà ba nhà Bá Kiến 'bắt nạt' đến khốn khổ, chỉ là Nam Cao tế nhị kín đáo hơn thôi nhỉ?

    ReplyDelete
  5. Mr Đỗ: thì bác cứ rao cho to vào.:)

    NSC: Bây giờ kéo áo thì sao bác?

    Lana: Chí Phèo khác. Chưa có "thiệt hại" xảy ra:)

    ReplyDelete
  6. thì đứng tim chết mất thôi (tim, không gõ sai) :D à, nếu viết đúng văn phạm thì câu "tôi thắc mắc rằng sao chẳng có bà nào kéo áo mình" có chấm hỏi ở cuối câu không? tiếng Anh thì không (thí dụ, "I wonder if she ever misses me"). [nsc]

    ReplyDelete
  7. vâng, em hiểu rồi ạ, chỉ có thể đứng tim (vâng, chắc chắn không gõ sai)

    Em nghĩ tiếng Việt cũng không có dấu chấm hỏi.

    ReplyDelete
  8. " anh vô tư đi vào nhà tiêu"
    sao phải có chữ "vô tư" ở đây ha?:D
    nhân tiện: mình wan tâm cả hai mặt cuả vấn đề: hiếp và bị hiếp. :D

    ReplyDelete
  9. Em đợi entry này mãi, cuối cùng cũng có.
    Thế bác Goldmund giải thích giúp em tại sao trên báo chí mấy người luật gia khác lại cứ cho rằng nạn nhân tội hiếp dâm chỉ có thể là nữ? Chẳng lẽ các vị ấy học sai à? Hay báo chí hỏi nhầm người?

    ReplyDelete
  10. "Nạn nhân của TỘI hiếp dâm" là người bị hiếp hay người hiếp vậy bác Goldmund? :) (Tôi xin phép in hoa chữ 'TỘI')

    ReplyDelete
  11. Hi hi, đã bảo không quan tâm đến vấn đề hiếp dâm lắm, mà cứ hỏi.

    Luật hình sự VN không quy định giới tính của người bị hiếp dâm. Chỉ có điều thực tế xét xử Vn chưa xét xửa trường hợp nào người bị hiếp là nam hay người chuyển đổi giới tính. Về chuyện này thật ra rất mâu thuẫn: một mặt luật pháp VN không công nhận án lệ; một mặt các bác lại bảo chưa ai xử như thế nên tôi không xử được, nghĩa là đòi hỏi phải có án lệ. Vì cái thực tế chưa ai xử ngượi bị hiếp dâm là nam nên mới có một số ý kiến cho rằng người bị hiếp nhất thiết phải là nữ.

    ReplyDelete
  12. Bác Mắc Dịch: không hiểu ý bác.

    ReplyDelete
  13. Nạn nhân của TẬT hút thuốc là ai? Là thằng hút, hay con nhỏ bị thổi khói vào mặt?
    Nạn nhân của THÓI bạo hành là ai? Là thằng hành hay con nhỏ bị hành?
    :d
    Tôi thắc mắc, thí dụ, thế này: ai là nạn nhân của 'tội' ham ăn? Là thằng 'phạm' cái 'tội' này, hay ai khác?
    Còn nếu tôi nói 'nạn nhân cái tội ham ăn của A,' thì khi đó nạn nhân là A, hay là B nào đó?
    Thế mới hỏi bác rằng nạn nhân của tội hiếp dâm là cái con hiếp hay thằng nhỏ bị hiếp?
    Sự tình là thế. :d

    ReplyDelete
  14. Các ví dụ của của bác không tương đương nhau.

    Riêng về tội này, tôi nghĩ nạn nhân là ai thì đã rõ.

    ReplyDelete
  15. Câu kết bài mở như ý kiến tư vấn của luật sư! :)
    Hong Anh

    ReplyDelete
  16. Tôi nghĩ vấn đề ở đây không phải là vấn đề giới tính hay vấn đề chủ thể của hành vi. Vấn đề ở đây là định nghĩa "giao cấu". Ngay cả trong trường hợp các văn bản dưới luật có định nghĩa "giao cấu" ở dạng rộng nhất là để lọt vào âm hộ, hậu môn, miệng bất kỳ một phần nào của cơ thể thì vẫn có vấn đề, đó là đối với âm hộ, hậu môn, miệng nhân tạo thì để lọt bất kỳ một phần nào của cơ thể vào chúng có phải là giao cấu không. Ví dụ chẳng hạn một người vừa có âm hộ tự nhiên lại có thêm 1 âm hộ plastic buộc ở cổ tay, và một người khác để lọt cái của mình vào cái plastic đấy thì đấy có phải là hành vi "giao cấu" không. Nói chung những ca như thế này tranh luận về mặt logic và văn bản sẽ rất rắc rối và phức tạp. Phải dựa trên lương tri và án lệ thôi.

    ReplyDelete
  17. À, bác Đông A nói tôi mới hiểu. Vậy thì bây giờ đi tìm các văn bản luật hoặc dưới luật xem có quy định nào cụ thể về "giao cấu" không.

    Tôi đã thử nhờ bác Gúc nhưng bác ấy toàn cho ra hình sex không à. Hihihihihi!

    ReplyDelete
  18. Căn bản của "cưỡng hiếp" là "quyền lực" chứ chẳng phải (định nghĩa) "giao cấu" hay đồ thật, đồ giả gì cả ("đồ" như trong câu thơ "hai đứa chung nhau một cái đồ"). Một ông chủ bắt ép một cậu nhân viên nghịch ngợm thân thể ông ta để ông ta đạt khoái cảm, hoặc chính ông ta làm miệng với cơ phận của cậu kia vì ông ta thích thế, cũng là hiếp dâm. [nsc]

    ReplyDelete
  19. Bác NSC: Căn bản của "hiếp dâm" là "vũ lực"; còn "quyền lực" thì có thể sang "cưỡng dâm" rồi.

    ReplyDelete
  20. không không, khi nói "quyền lực" (power) thì muốn nói "quyền lực" chứ không muốn nói là "vũ lực" (violence). hành động "cưỡng hiếp" (rape) là một kiểu biểu dương quyền lực, không nhất thiết là có bạo hành qua thân thể. ngay cả giữa liên hệ chính thức vợ chồng cũng có khả năng cưỡng hiếp nếu một người không đồng thuận và bị ép buộc, kể cả ép buộc qua khủng bố tâm lý. theo tôi, bộ truyện "The Girl" (Stieg Larsson) xoay quanh tệ trạng "power" này trong một xã hội được coi là văn minh nhất nhì thế giới. [nsc]

    ReplyDelete
  21. "Luật hình sự VN không quy định giới tính của người bị hiếp dâm. Chỉ có điều thực tế xét xử Vn chưa xét xửa trường hợp nào người bị hiếp là nam hay người chuyển đổi giới tính."

    Không phải vì chưa có án lệ đâu, em nhớ là có một nghị định hướng dẫn luật hình sự có quy định là nạn nhân là nữ. Em quên mất số nghị định rồi :-D

    Còn bác NSC, bác GM nói đúng (theo luật Việt Nam): hiếp dâm và cưỡng dâm là 2 tội khác nhau. Hiếp là dùng vũ lực hoặc lợi dụng khả năng không thể kháng cự của nạn nhân. Còn cưỡng là đe dọa, làm nạn nhân sợ mà phải miễn cưỡng đồng ý :-D

    ReplyDelete
  22. @ Bác NCS: Em thấy trong điều 113-114-115 của Luật hình thì đúng là không có quy định nạn nhân phải là nữ.
    Nhưng sau khi đọc ý kiến bác Đông A trên, em mới ngộ ra rằng lỡ có một văn bản quy phạm pháp luật nào đó (nằm bên ngoài Luật hình) ghi rằng: "Giao cấu là hành vi một người đàn ông dùng củ cà rốt thọc vào cái lỗ bên dưới rốn của phụ nữ" thì vấn đề "nạn nhân phải là nữ" trở nên đúng.
    Đó là em giả dụ thôi, chứ không biết có tồn tại văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa giao cấu hay không.
    Nếu không có thì căn cứ vào mấy điều về "hiếp" trong Luật hình mà xử. Khi đó thì nạn nhân bất kể là giống cái hay giống đực đều ok.

    ReplyDelete
  23. @today20 & Mr. Do: ý kiến tốt, vui vẻ ghi nhận, không bị cưỡng ép :) [nsc]

    ReplyDelete
  24. Chúc mừng bác NSC thoát ra an lành, không bị cưỡng cũng không bị ép.

    Nhân tiện, xin thông báo có một số chị em ở đây rất hâm mộ bác đấy:)

    ReplyDelete
  25. hoàn toàn nhất trí với tham luận của nhà thơ dưới hầm ngầm.

    ReplyDelete

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN