Mình nói chuyện gì khi mình nói lại nói chuyện đời tất nhiên là phần hai của Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện đời. Theo kiểu Holywood, phần hai phải có một vài nhân vật cũ từ phần một cộng thêm một vài nhân vật mới, ngoài ra phải có những chi tiết mang tính “xuyên suốt” để làm sợi chỉ đỏ, buộc cho phần hai khỏi rơi khỏi phần một. Nhân vật chính của phần một trong trường hợp này là hoa trái nên đương nhiên nhân vật chính của phần hai cũng là hoa trái. Bối cảnh phần một là Trung Quốc và Việt Nam. Bối cảnh phần hai sẽ là Việt Nam và Úc. (Thông thường, phần 2 cũng chán hơn!)
***
Ở bang Victoria, Úc, nhà thổ là hợp pháp, điếm là một nghề cao quý như bao nghề khác, tuy nhiên, vào nhà thổ hoạt động mà không sử dụng hoa trái là bất hợp pháp. Xin lỗi bạn vì tôi chưa kịp nghiên cứu kỹ khi không sử dụng hoa trái ai bị coi là người phạm luật, khách hay là chủ, nhưng hình như là chủ. Trong trường hợp ở đây, có anh chàng vào nhà thổ hoạt động, nhưng có lẽ do không sử dụng hoa trái, hoặc sử dụng hoa trái chất lượng đểu (made in China?) nên hậu quả nghiêm trọng xảy ra: một đứa bé chào đời.
Thoạt đầu, anh ta, một người đàn ông có vợ, đồng ý hỗ trợ cho mẹ đứa bé 100 đô một tuần. Sau một thời gian anh ta mất việc, việc trợ cấp trở thành gánh nặng, anh đâm đơn ra tòa và kiện người phụ nữ kia vì đã vi phạm luật thương mại Úc. Anh cho rằng giữa anh và người phụ nữ kia có một “quan hệ tiêu dùng”, và một điều khoản ẩn của hợp đồng là người phụ nữ phải sử dụng mọi biện pháp có thể để tránh xảy ra trường hợp thụ thai. Anh ta không phủ nhận mình là cha đứa trẻ nhưng chỉ không muốn tiếp tục trả tiền trợ cấp. Tạm thời, anh đã bị tòa bác, nhưng anh vẫn còn quyền kháng cáo. Tòa sơ thẩm cũng chỉ cho anh con đường sáng: anh có thể kiện nhà thổ và/hoặc mẹ đứa bé do đã gây “thiệt hại” cho anh.
Người ta ngờ rằng hai nhân vật chính trong vụ án này có một quan hệ trên mức “tiêu dùng” do việc người phụ nữ có thể xác định ai là cha đứa trẻ trong số rất nhiều người vào nhà thổ hoạt động, còn anh chàng kia không phủ nhận mình là cha. Riêng đứa trẻ, không biết lớn lên nó sẽ nghĩ gì khi biết rằng sự có mặt trên đời của mình chả ai mong muốn, và cha mẹ nó còn kiện cáo nhau vì 100 đô một tuần?
***
Hôm qua, các bạn gợi ý tôi viết entry Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình. Nói thật viết thì dễ thôi, có gì mà không dám viết. Viết xong mà post mới khó:) Dạo này, blog này nhiều người đọc:) post gì cũng ngó trước ngó sau, chuyện riêng tư ai dám toang toác lên mạng. Bạn nào mời tôi uống café (hay tặng sách cho tôi) tôi kể riêng cho nghe.
Nhân nói về chuyện riêng tư, tôi nhớ hôm nọ đọc cuốn Ngầm của Murakami. Tác giả kể rằng ông gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nhân chứng của vụ đầu độc hệ thống tàu điện ngầm Tokyo bằng chất sarin. Lý do là các bệnh viện, nơi cấp cứu các nạn nhân sarin, bảo vệ thông tin cá nhân của các nạn nhân rất nghiêm ngặt. Về điểm này, Nhật cũng giống như các nước phương Tây có quy định về bảo vệ thông tin cá nhân rất chặt chẽ; đồng thời, người dân cũng nhạy cảm khi động chạm đến những gì riêng tư. Ngày xưa, có lần tôi sơ ý hỏi một đồng nghiệp Nhật tốt nghiệp năm nào, thế mà cô nhất định không nói. Sau mới đoán cô này sợ mình đoán ra tuổi.
***
Hôm kia là sinh nhật bạn tôi, người bạn có lần tôi kể là mãi mà không lấy được visa đi Mỹ theo chồng. Lâu rồi bạn không tổ chức sinh nhật. Năm nay bạn tổ chức, vì tiệc sinh nhật cũng là tiệc chia tay bạn lên đường sang xứ cờ hoa. Chúc mừng sinh nhật và cũng chức mừng bạn đã lấy được visa. Tôi cũng tự hào vì có góp chút công sức trong đó, khi đã viết thư cho lãnh sự quán Mỹ, kèm theo cái entry kể chuyện đi ăn đám cưới bạn.
***
Hôm qua, tôi đố cô cháu gái 17 tuổi của tôi câu Ignorance is no defence có nghĩa là gì. Cháu lẩm bẩm ignorance là ngu dốt, defence là bảo vệ, không lẽ có nghĩa là ngu dốt thì không được bảo vệ. Lẩm bẩm vậy nhưng thấy kỳ kỳ nên không dám chắc. Ít ra thì cháu còn thấy kỳ kỳ, không như bác tuyên huấn của tathy.com năm xưa, một con người thông thái và đáng kính như các bác tuyên huấn khác, cứ nhất định dịch là câu này là Sự ngu dốt thì không được bảo vệ. Vâng, các bác như cứ như thế thì ai bảo vệ các bác được.
***
Cũng hôm qua, có một người mà tôi đón đọc từng bài báo, từng entry với một sự cảm phục sâu sắc mất việc. Có ai bảo vệ anh không? Biết nhiều thì tội nhiều anh nhỉ. Biết mà còn dám viết, dám nói nữa thì tội to đùng rồi.
***
Mấy hôm đi vacation với cụ bà cứ ngâm nga câu “đời là cái đinh, tình là cái que, vợ là con muỗi vo ve, lơ mơ đập phát chít”. Đời là cái đinh gì đâu, mình nhỉ? Mình lại nói chuyện đời thì biết nói chuyện gì bây giờ?
Chán, chả buồn nói.
cam on ban Thao nhieu lemmm
ReplyDeleteCÓ 2 kỷ niệm :
ReplyDelete1. Khi đang còn làm việc cho một công ty nước ngoài,một hôm, tôi và một Ông người Ấn Độ nói về tác phong làm việc, Ổng nói : Trên thế giới này, có 2 dân tộc làm thuê giỏi nhất, đó là người Trung Quốc và người Ấn Độ. Ổng còn dẫn chứng những thành tựu về thương mại và công nghệ thông tin mà cả 2 dân tộc đã đạt được nữa.
Tôi hỏi Ổng : Ông có biết Ông Hồ Chí Minh không? Ổng tốn cả đời mình để làm chuyện gì vậy? Ông biết không?
Ổng trả lời không biết.
Tui nói xen lẫn 1 chút tự hào : Tìm 2 chử Tự Do.
Ổng bẽn lẽn tháo lui.
Hậu quả : Tui mất việc.
2. Cũng câu ngâm nga của bà cụ khi anh đi vacation, khi tui nói chuyện vui với một đồng nghiệp dưới quyền ở một công ty nước ngoài khác, nhưng chỉ ở vế thứ tư :... đập phát chít, tui bị triệu tập về một phiên họp bất thường, và một translator người Việt, dịch thành : kill to dead.(Translator này không dịch được thành ngữ : work as a team; sau khi hỏi quanh mà không ai trả lời nên dịch thành : làm việc như thể là trong một gia đình vậy).
Hậu quả là : Mất việc thêm lần nữa, cách đây khoảng một chục ngày.
Tây cũng thế, mà Ta cũng thế. Sự thật ít có ai khoái lắm, nhứt là đụng chạm đến NGƯỜI khác.
em không biết câu Ignorance is no defence nghĩa là gì, em nói thiệt đó, bác bảo em với, là thuật ngữ chuyên nghành luật ạ?
ReplyDeletecái người mà bác đón đọc từng bài báo đó vẫn ổn, không lo về thu nhập đâu ạ, cũng bận rộn dù thất nghiệp, hehe, tuy nhiên buồn, em ở gần nhà ổng, em thấy vậy đó.:P
Em thấy có người hiểu chữ Ignorance là 'ngu dốt' , lần này nữa là lần thứ hai. Một chữ như chữ ignorance tất nhiên là có nhiều nghĩa và dùng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau đều phù hợp. Nhưng 'sát nghĩa' gốc nhất (và các nghĩa khác là nghĩa 'dẫn xuất' derived from it) của chữ này, theo em hiểu, không phải là 'ngu dốt' mà là 'vô tri'.
ReplyDelete- 'Ngu dốt' hàm ý 'tiêu cực' hay ở phía 'âm' (tiêu)(negative), chuyển lại sang tiếng Anh thì nó là 'stupidity'
- 'Vô tri', xét nội hàm theo chữ Hán Việt, là 'vô'+'tri'= 'không'+'biết'. 'Không biết' (hay vô tri) là chữ dịch chính xác tương đương chữ 'ignorance' (not to know, not to aware of, or acquainted with). Trong tiếng Anh, chữ này mang ý 'trung tính' chớ không phải 'tiêu cực'.
'Vô tri' (ignorance) là không biết chỉ bởi vì (người đó) 'không biết' chớ không phải do 'ngu' ('dốt).
Chữ bên phía Phật Giáo hay dùng tương đương qua lại liên quan vụ chữ Ignorance là 'Vô minh' (avidya =a+vidya, nghĩa đen là 'không thấy' hay 'không biết', thuật ngữ này đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền triết học Ấn, khi dịch sang chữ Anh người ta hay xài chữ Ignorance ).
CCM: Chữ ignorance thì giống như bạn Rem nói, còn defence đúng là một khái niệm pháp lý, nôm na có nghĩa là hành động của bên bị kiện (dân sự) hoặc bị cáo (hình sự) phản đối một cáo buộc. Nguyên câu đó đại khái có nghĩa không biết không có nghĩa là không có tội. Ví dụ như bạn tạt nước ra đường và bị công an phạt, bạn không thể nại lý do rằng bạn không biết có quy định về cấm tạt nước ra đường. Việc bạn không biết quy định đó không làm thay đổi việc một hành vi vi phạm pháp luật đã được cấu thành.
ReplyDeleteIgnorance is no defence bắt nguồn từ luật La Mã, "từ chuyên môn" là ignorantia iuris nocet, một nguyên tắc căn bản của luật, ý nghĩa thì nôm na như Golmund nói :)
ReplyDeleteHình như ở VN sinh viên luật bây giờ vẫn ko học luật La Mã?
Tui lại nghĩ : " Ngó lơ đi thì dễ sống".
ReplyDeleteBạn Golgmund chơi chữ đó : Thánh nhân đãi kẻ khù khờ !
ReplyDeleteNói cả một bài dài vậy mà cuối cùng lại kết là "chả buồn nói" :p
ReplyDeleteHình như ai cũng đến giai đoạn viết thì dễ nhưng khi "post gì cũng ngó trước ngó sau", hehehe. Tự mình cho mình quyền không tự do ngôn luận đấy nhé!
Thái Linh: Trường Luật Hà Nội có dạy luật La Mã, nhưng không mấy ai quan tâm.
ReplyDeletehic, đánh rơi mất còm dài dằng dặc roài,
ReplyDeletecảm ơn các bạn đã còm liên wan tới câu hỏi của em.
Lần sau bạn CCM cột cái còm cho chặt vào người nhé. Cứ đánh rơi hoài.
ReplyDeleteEm không thích bài này cuả anh lắm, nó không nhẹ nhàng như kiểu anh hay viết. Chắc là bức xúc ! ^^
ReplyDeleteNhưng cách viết và lựa chọn từ ngữ thì khéo quá. Chắc là cũng phải vắt chân lên trán nghĩ nhiều lắm . Đúng là người cuả công chúng, cái gì cũng phải cẩn thận nhỉ ?
hì hì..
-Land-
"Ignorance is no defence" = "Đừng chết vì thiếu hiểu biết" có được không?
ReplyDeleteKhông.
ReplyDelete