Nếu bạn nào để ý thì thấy hôm trước tôi viết là “tôi không nghĩ sẽ mua một đĩa nhạc Dương Thụ”, sau đó tôi len lén sửa lại thành “tôi nghĩ sẽ không mua một đĩa nhạc Dương Thụ”. Tôi cũng như nhiều người trong số các bạn sau khi đã biết một chút tiếng Anh có khuynh hướng đặt câu theo ngữ pháp tiếng Anh. Có thể theo thời gian cách đặt câu theo tiếng Anh (trước đây là tiếng Pháp) sẽ được chấp nhận rộng rãi, ta sẽ quên mất đấy là cấu trúc câu tiếng nước ngoài. Nhưng lúc nào lòng còn nhớ ra thì còn cố viết cho ra dáng tiếng Việt. Dĩ nhiên, ngôn ngữ luôn vận động, ngôn ngữ là tài sản chung của quần chúng nhân dân mà. Nói viết sai hay lai căng nhưng đến lúc quá phổ biến rồi thì cũng được chấp nhận. Ý dân là ý trời, mặc cho các nhà ngôn ngữ học, từ điển học .v.v. gào thét. Bây giờ, dẫu biết chúng cư là đúng, chung cư là sai, nhưng nếu không muốn bị coi là kẻ lập dị xin cứ nói là chung cư. Cũng như khi hầu hết mọi người đã sử dụng nhiêu khê thì còn viết nghiêu khê làm gì nữa. Dĩ nhiên còn nhiều ví dụ khác. Ngay cái cấu trúc câu tôi có lần nói tới “Khi NL đi ra đường, không mặc quần” biết đâu vài năm nữa cũng được đưa vào sách giáo khoa!
***
Thỉnh thoảng, bắt bẻ nhau trong cách viết lách cũng vui. Tôi nhớ có lần tôi viết trên một diễn đàn có dùng chữ “trơ vơ” tức thì một bác nhảy vào bảo tôi viết sai chính tả, phải “chơ vơ” mới đúng. Tôi trưng Từ điển tiếng Việt của Viện Khoa học xã hội, theo đó, cả hai cách viết đều được chấp nhận. Bác kia bảo theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thì chỉ có “chơ vơ”. “Trơ vơ” là do bọn giáo sãi thêm vào! Người hành hiệp trên chốn giang hồ lâu ắt nhận ra đấy là khẩu khí của ai. Ở đây, có bạn NL không mặc quần cũng thích bắt bẻ. Tôi viết “entry tham dự cuộc thi…” bạn bảo phải là “tham gia”, không được “tham dự”. Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh cho nghĩa tham gia / tham dự là gần như nhau. Dù vậy, tôi cũng đồng ý không phải từ đồng nghĩa thì có thể dùng thay thế nhau thoải mái. Nói “tham gia hoạt động cách mạng” chứ không nói “tham dự hoạt động cách mạng”, trong khi đó, “tham dự hội nghị ” và “tham gia hội nghị” có thể có nghĩa khác nhau, và theo ví dụ của bạn NL thì ta nói “tham gia have sex” chứ không ai nói “tham dự have sex” cả. Tuy nhiên, “tham gia” hay “tham dự” một cuộc thi tôi thấy đều ổn.
***
Mấy ngày nay, tôi hay nghe đi nghe lại Tình ca của Phạm Duy. Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi mẹ hiền ru những câu xa vời. Giai điệu của bài hát cứ dìu dặt trong đầu. Tôi chợt nhớ câu chuyện một người bạn của tôi, con trai anh được chừng 17, 18 tháng tuổi. Anh khoe con anh hiểu được các sếp người Mỹ trong công ty, vì ngày nào anh cũng dành ra mấy tiếng đồng hồ nói tiếng Anh với con. Chắc anh cũng ru con bằng tiếng Anh. Lớn lên, con trai anh có thể được trầm trồ vì khả năng nói tiếng Anh, nhưng còn tiếng Việt thì sao, không biết con anh có nói tôi đi rửa đầu thay vì tôi đi gội đầu? Mọi người có vẻ lo lắng con cái không giỏi tiếng Anh trong khi lạ là ít người lo con sẽ kém tiếng Việt. Tiếng Anh bây giờ gần như trở thành nỗi ám ảnh đối với các ông bố bà mẹ. Họ ùn ùn chở con đến các trung tâm ngoại ngữ, thậm chí khi con đang còn trong lứa tuổi tè trong quần. Sài Gòn không thiếu những trung tâm tiếng Anh mở lớp cho các học viên rất nhí này, nơi giáo viên tiếng Anh kiêm luôn nhiệm vụ đổ bô và rửa đít. Các bố các mẹ hăng hái quan tâm cho thế hệ tương lai thế thật là đáng mừng. Nhưng mà, như thế có phải là giấc mơ mẹ đè nát cuộc đời con quá không?
***
Chương trình truyền hình Đường lên đỉnh Olympia của VTV3 không biết bây giờ đã sang năm thứ mấy. Những năm gần đây, tôi không theo dõi nên không biết có thay đổi gì về thể thức chơi. Có một thời gian, một trong những phần chơi của chương trình này là mục đoán từ, trong đó, thí sinh phải cố gắng mô tả một từ đã cho để bạn mình đoán ra từ đấy. Trò này đòi hỏi ngoài kiến thức phổ thông là khả năng diễn đạt, dĩ nhiên, người cùng chơi cũng phải nhanh. Tôi nhớ khi đấy, khi muốn diễn tả một từ gồm hai tiếng như “Hạ Long” chẳng hạn, hầu hết các thí sinh đều bắt đầu bằng: “Có hai từ. Từ đầu có nghĩa là…” Giá như người dẫn chương trình có một lần nhắc nhở rằng các em phải nói là “có hai chữ” hoặc “có hai tiếng”. Giáo sư Cao Xuân Hạo từng kể một câu chuyện rằng có phụ huynh khi nghe ông giới thiệu là giáo sư tiếng Việt bỗng xanh mét mặt mày, van vỉ thôi đừng dạy tiếng Việt cho con họ nữa. Tôi đoán giáo sư cũng có phần tự trào. Chủ yếu giáo sư muốn nói về thất bại trong nỗ lực dạy tiếng Việt của nhà trường Việt Nam .
***
Entry này dĩ nhiên chỉ là một cái tản mạn vô lối, rất ít liên kết giữa các đoạn và không nhằm trả lời câu hỏi chúng ta đến từ đâu. Nhưng “Chúng ta đến từ đâu” là một cái tiêu đề gợi cảm đúng không? Nếu đúng thế thì viết lại dưới này để làm câu kết:
Chúng ta đến từ đâu?
Tức là bác thích bắt bẻ/bị bắt bẻ chứ gì? Ok có ngay hehe: "không thiếu những trung tâm" theo em cũng là một lỗi, tương tự "rất nhiều những", "vô vàn các"... Ở những chỗ này không cần "những" hay "các".
ReplyDeleteVới cả câu ví dụ của bác thì gần như chắc chắn đi vào sách giáo khoa rồi, yên tâm đê :)
Vụ từ và chữ:
ReplyDeleteChữ là chỉ chữ cái chứ bác. Chữ A, chữ B.
Còn từ là cả một từ. Hạ là từ, Long là từ, Hạ Long cũng là từ.
Em trước nay toàn hiểu thế. Giờ nghe bác nói phải gọi Hạ là chữ, Long cũng là chữ. Em tự dưng hoang mang lạ.
hi hi, có mồi nhậu rồi đây:)
ReplyDeleteNhân tiện các bác thấy đàn kiến em mới tha về ở trên có đẹp không?
ReplyDeleteSao anh Marcus lại "hoang mang lạ" ạ ? A, B, C là chữ. Còn Hạ và Long là tiếng. Tiếng khi có nghĩa thì trở thành từ. Từ thì có từ đơn và từ ghép. Nên đôi khi một tiếng thì cũng là từ, mà có khi cần nhiều tiếng (thường là 2 tiếng)
ReplyDeleteEm thì em chỉ ngán "ngữ", vì nhiều khi không chắc trong câu đâu là ngữ. Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bla bla..
Thôi cứ nói thế nào mà thấy gợi cảm là được, vì bản chất tiếng nói là để truyển tải thông tin, mà đôi khi viết sai còn gây cảm xúc nhiều hơn là viết đúng, tùy ngữ cảnh. Em nghĩ vấn đề cấp thiết lúc này không phải là bắt bẻ đúng sai ngữ pháp chi li như các anh, các bác thích mà là khuyến khích viết tiếng Việt một cách trong sáng.
Chứ hok có dc làm ma^'t vẻ đê.p tín Vj.t cuả chúg ta ! -> đây là câu ví dụ cuả em cho cái tình trạng theo em là nguy cấp ạ ! ^^
-Land-
em thấy đàn kiến của anh Goldmund nó.. ghê ghê ! Xin lỗi anh em nói thiệt.. ^^
ReplyDeleteCâu này cũng rất gợi cảm: Chúng ta sẽ tới đâu?
ReplyDeleteKhi con 6 tuổi, nếu có 1 ít tiền, sẽ phải đứng trước lựa chọn cho nó học trường tây hay trường ta?
Ở trường tây, có thể nó sẽ... nhanh nhẹn hơn? Trung thực hơn? Suy nghĩ mạch lạc hơn? Vì Tây có vẻ có tỷ lệ người nhanh nhẹn, trung thực và mạch lạc cao hơn ta.
Nhưng như thế, có lẽ nó chẳng bao giờ... đọc thơ của bố. Đàn kiến bò đi đâu thì bò, sao lại đi bò qua phần còn lại của ngày :-D
@thedreamscatcher: Hoang mang vì thỉnh thoảng mấy bác (không) đẹp trai (không) mặc quần như NL với GM làm quả xét lại: Thế này mới là đúng là chuẩn. Em vì tin tưởng các bác ấy đẹp trai không mặc quần nói ra lời châu ngọc hoa bướm, nên dễ manh động lắm ạ.
ReplyDelete@GM: Nhìn không ra kiến, cứ tưởng đậu xanh (có bỏ đá và đường) hay đá quý (được gọt giũa hoặc không) chớ.
- Marcus: nếu nói hoang mang vì cái sự xét lại thì đúng là em cũng đang dần hoang mang. Không dám manh động luôn ! ^^
ReplyDeleteVẫn phát hiện ra chỗ không chuẩn bác GM nè. Ví dụ, sẽ phải viết là: tôi chợt nhớ câu chuyện người bạn tồi kể…, hoặc tôi chợt nhớ câu chuyện của một người bạn, …hoặc nên viết là: (tôi) không biết chương trình đường lên đỉnh Olympia của VTV3 bây giờ đã sang năm thứ mấy.
ReplyDelete1. Chuyện đàn kiến: Nếu các bác bảo là tranh đẹp thì em nhận là em vẽ rồi. Đằng này các bác bảo ghê ghê thôi em trả cho Dali vậy.
ReplyDelete2. Chuyện "ngữ" của bạn Land: Cách phân tích ngữ pháp thành chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ v.v. không phải là cách duy nhất mà cũng chưa hẳn là cách đúng, nên không cần phải hoang mang làm gì.
3. Chuyện viết blog: Buồn cười lắm, hai lần định viết về cuốn Du hành cùng Herodotus thì một lần viết ra cái entry Nhà có hàng rào gỗ, lần sau thì viết ra cái Chúng ta đến từ đâu này. Đúng là suy nghĩ cứ chạy lan man chỗ nọ sang chỗ kia. Hôm nay còn định viết đúng cái câu hỏi bạn today20 đặt ra, thế nào lại rơi rụng mất cái ý đó. Định viết về lost in translation rốt cuộc lại thành lost in transportation.
4. Chuyện mặc quần: Em xin thề với bác Marcus rằng em bao giờ cũng mặc quần dĩ nhiên trừ những lúc em không mặc mà lúc viết blog thì dĩ nhiên em mặc. Bác bảo câu này tiếng Việt có trong sáng không?
ReplyDeleteCâu này tặng hai bác Nhị Linh và Aristole: Ở đây có duy nhất hai bác là bắt bẻ em.
ReplyDeleteSợ chưa?
Ôi, ti-vi ! Em cũng sợ phải coi ti-vi. 'Chúng ta đến từ...' nghe thiệt là khó chịu thấu.
ReplyDeleteNghe bác Gỗ Mun nói dzụ 'Đường lên đỉnh Olympia', em nhớ có bác nào khều vụ này trên mạng: đỉnh thì chỉ có đỉnh olympus (olympus mount) chớ đỉnh olympia thì đến Wiki cũng bó chiếu.
Olympia nó ở đây http://en.wikipedia.org/wiki/Olympia,_Greece
ReplyDeleteBác An Chi cũng nói vụ này rồi mà VTV vẫn rất kiên định.
Em định khen đàn kiến hôm qua mà chả biết phải nhét cái khen vào đâu
ReplyDeleteĐịnh cho vào chỗ chat nhưng tiếc cái câu em cứ hay đọc thầm ở đó "Hẳn ta lại đi nhầm ngăn ký ức Nhớ trong vui toàn những chuyện buồn" nên nhất định không muốn nó mất đi.
Chuyện chúng ta đến từ đâu nhạy cảm quá đi, tại hôm qua em đi nhậu với bạn em, nó kể 1 câu chuyện nhảm là ngày xưa ông Y Ngông không chịu khai lý lịch chỗ Nơi sinh, ông đòi phải sửa vì nếu ghi như thế thì ông xấu hổ lắm. Sau rồi Quốc Hội phải đổi là Nguyên Quán!
Chả biết có ăn nhập với sự gợi cảm trong cái tên của anh không
Nhưng mà em đang hơi bị say lờ đờ!
:D
Dạ đúng, Wiki có mục từ Olympia, nhưng tiếng Anh của em ba sồn ba sực, đọc lại mấy câu đầu của đoạn đó, em vẫn tin y như câu cuối em viết trong comment trước.
ReplyDeleteVề vụ tiếng Việt 'xấu' và 'tốt', 'chuẩn' và 'lệch', 'đẹp' và 'xấu', em nghĩ người la cứ la, rồi thì đâu lại vào đấy u như kỹ. Nhưng thú thật là em cũng thấy vui khi lâu lâu có bác nhắc cho nhớ: từ (tự), tiếng, chữ khác nhau lắm à nghe. 'Chúng ta đến từ...' ! Amen ! Ai thấy sao thấy. 'Tên tôi là Nam' hay 'Tôi tên là Nam' (lại một thí dụ 'kinh điển') lâu lâu đem nhắc chơi, dẫu biết rồi thì 'u như kỹ', mà nói cũng thấy dzui dzị.
Tiếng Việt trong sáng là tiếng Việt đúng hay là Tiếng Việt nghe nó trong sáng (ý là đọc thấy dễ hiểu, kiểu như "dễ thương" mà chưa chắc đã đúng/ hoàn hảo về ngữ pháp...) nhỉ, hay là thứ Tiếng Việt giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh, phong phú từ, ít từ lai ...???
ReplyDeleteChị TBL làm được hai cái chương trình thì cái nào như cái ấy, bét bè be cả: Người đương thời há há, với cả Đường lên đỉnh Olympia hí hí. Ngày xưa đọc của bác Nguyễn Văn Khỏa ai chả biết nó là đỉnh Ô-lanh-pơ (Olympe, tức Olympus/Olympos).
ReplyDeleteBạn GM ạ, mình thì vẫn kiên định với suy nghĩ rằng ngôn ngữ chỉ đẹp khi nó là ngôn ngữ có suy nghĩ, nếu muốn phá cách ngoằn ngoèo kiến bò thì trước hết cũng phải hiểu làm như vậy nghĩa là đang cố tình lệch chuẩn. Còn tình cờ lệch chuẩn thì báo cáo là rất éo le, giống như trong mỹ thuật nếu chưa học các thứ nền tảng cho thật chắc chắn thì phá cách nghĩa là phá cái gì bây giờ :)
Dạ, không dám đâu, tui đâu có phải là dân văn chương, ngôn ngữ chi mô, trêu bác tí thôi. Nhưng tôi nghĩ cũng đến lúc chúng ta phải để ý đến cách viết. Ngôn ngữ là để chuyển tải thông tin, bớ gì bắt người ta đọc một câu có thừa từ, hoặc 1 câu nhiều chữ mà chỉ để chuyển tải từng ấy thông tin. Thế nên, khi đọc báo, tôi rất ghét các nhà báo cứ viết thừa từ, cứ dùng câu ngùng ngoằng.
ReplyDeleteThực ra tôi chả thấy có gì sai khi học cách viết của tiếng Anh. Ngày xưa có ai dậy tôi viết câu tiếng Việt thế nào đâu, bây giờ đành phải áp dụng lối viết tiếng Anh vào tiếng Việt. Tiếng Anh là thứ ngôn ngữ rất dễ phát hiện ra lỗi và rất rõ ràng.
Khen bạn Nhị Linh tí, theo gu của tớ, bạn NL viết tiếng Việt rất chuẩn (không thừa từ) và cũng bị ảnh hưởng của lối viết tiếng Anh thì phải?
1. Hỏi: Cần bao nhiêu Goldmund để thay một bóng điện?
ReplyDeleteTrả lời: Cần 5 Goldmund. Một Goldmund để thay bóng điện, một Goldmund hỏi "Mình làm gì khi mình thay bóng điện", một Goldmund quây hàng rào gỗ sơn trắng quanh bóng điện, một Goldmund nhặt dấu chấm than khỏi bóng điện, và một Goldmund đem bóng điện cũ ra đập vỡ làm đôi, một nửa bỏ vào thùng rác, một nửa để cho đàn kiến bò qua.
2. Hỏi: Cần bao nhiêu Nhị Linh để thay một bóng điện?
Trả lời: Cần 5 Nhị Linh. Một Nhị Linh để thay bóng điện, một Nhị Linh dịch bóng điện sang tiếng Việt, một Nhị Linh sửa ngữ pháp cho bóng điện, một Nhị Linh viết bài điểm sách về bóng điện, và một Nhị Linh hát chanson fraincaise cho bóng điện nghe (sau khi đã sửa ngữ pháp và dịch chanson francaise sang tiếng Việt)
3. Bonus trước khi bị Goldmund với Nhị Linh hội đồng :)
Hỏi: Cần bao nhiêu H Chicago để thay một bóng điện?
Trả lời: Cần 2 HC. Một HC để thay bóng điện, một HC để thay bóng điện :))
Chết, em nhường bạn HC lại cho bác Goldmund, chứ cả hai một lúc lỡ lại to chuyện, báo chí nó lại thừa cơ nói là trái thuần phong mỹ tục :) với cả mình chưa hiểu bạn HC nói cái bóng điện nào, với cả nữa hôm trước mình thay một cái bóng điện, vừa vào đến đui thì nó nổ ngay trên tay mình, khán giả đứng xung quanh sững sờ hết cả, thành thử mình kết luận mình không sinh ra để thay bóng điện :)
ReplyDeleteNếu bạn Aristotle muốn tìm người viết tiếng Việt dưới sự ảnh hưởng của tiếng Anh thì có lẽ chính bạn HC mới là ví dụ tốt, còn tôi thực sự không dùng tiếng Anh nhiều đến mức đó.
Hì hì, cái comment của bạn H Chicago dễ thương ghê, nhưng mình tưởng chỉ cần một HC để thay bóng điện thôi. Trong industrial engineering có khái niệm lean, đại khái là loại trừ các thể loại waste để maximize productivity. Đến những hai HC mới thay một cái bóng điện thì chưa lean rồi.
ReplyDeleteNhị Linh: Cũng nghĩ thế. Ngành nào cũng vậy, muốn phá chuẩn thì phải biết chuẩn là gì đã.
Bác Aristole: Thật ra đem ngữ pháp tiếng Anh hay tiếng khác vào tiếng Việt cũng là một cách làm giàu ngôn ngữ. Nhưng em nghĩ phải biết draw a line: khi nào thì được coi là làm giàu ngôn ngữ và khi nào là làm hỏng ngôn ngữ!
ReplyDeleteVẫn cái chuyện "Em không nghĩ là quyển sách hay." và "Em nghĩ là quyển sách không hay.", theo anh thì câu 1 bị ảnh hưởng tiếng Anh và không trong sáng bằng câu 2.
ReplyDeleteEm thì thích cách diễn đạt đầu tiên, không phải vì sính cách nói tiếng Việt theo kiểu dịch từ tiếng Anh (hay Pháp) ra, mà vì cảm giác sắc thái 2 cách nói khác nhau. Câu 1 có vẻ như mang tính giảm nhẹ mức độ quả quyết hơn, và có ý nhận trách nhiệm về ý kiến đưa ra (nếu là câu đánh giá), còn câu 2 hình như là áp đặt hơn thì phải.
Không biết đấy chỉ là cảm tính, hay thực sự cách tư duy của phương Đông và phương Tây bản chất đã khác nhau như vậy rồi??!
Cái “phần còn lại của ngày” rất gợi cảm, và là câu trả lời cho câu hỏi trong đầu mấy con kiến” chúng ta đi về đâu?”:)
ReplyDeleteL'amante inachevée: Bạn có cái nick nào ngắn hơn không? Tôi nghĩ cách viết đấy thọat tiên được du nhập vào tiếng Việt, sau đó được dùng quen và có thể phát triển sắc thái riêng của nó. Tôi cũng cảm nhận được sắc thái riêng của cấu thứ nhất. Trong entry, tôi sửa câu lại để làm một cái cớ nói chuyện thôi. Chính tôi cũng thường dùng những câu như thế. Tôi không phản đối việc áp dụng văn phạm nước ngoài vào tiếng Việt. Vấn đề là, như đã trả lời bác Aristole, ta phải biết draw a line. Nhưng mà cái line đó nằm ở đâu tôi cũng không biết!:)
ReplyDeleteChu Chỉ Mỵ: Comment của bạn nghịch ngợm như thường lệ! Tôi rất khoái chí khi tìm được bức tranh minh họa cho câu "Đàn kiến bò qua phần còn lại của ngày"';)
ReplyDelete1. Đồng ý nhiệt liệt về chuyện tiêu chuẩn của các bác :D
ReplyDelete2. Em rất rất rất thích Dali.
3. Bác cứ tắt tên em thành AI cũng được ạ: Artificial Intelligence :D Em là em ưng cái phim ấy lắm. :D
ơ , em cứ tưởng cái câu " Đàn kiến bò qua phần còn lại của ngày" là minh họa cho cái tranh đó chứ? :)
ReplyDelete:D
ReplyDeleteKhai quật lại xem ngày này năm xưa, quả có khác, có khác. :D
ReplyDeletehơ hơ, hôm nay khảo cổ à?:)
ReplyDeleteKhổ lắm, hức hức, cái này bọn em gọi là "do homework". Để có được hai tiếng vàng ngọc là phải lui cui gỡ bom ri đây.
ReplyDelete