Đôi khi có ai đó hỏi nơi mua sách. Đôi khi có ai đó hỏi cà phê sách. Đây là vài địa chỉ có thể đến để mua sách, trò chuyện về sách, hoặc chỉ đơn giản là nơi ngồi nhâm nhi chén trà, tách cà phê, nghe con chim kêu sau cơn mưa và ngắm cái kệ sách.
1. Kafka Bookstore: Ngày trước tôi hay phàn nàn ở Việt Nam khó tìm ra tiệm sách nào mà chủ tiệm có đọc sách. Như đọc được lời phàn nàn đó, tiệm Kafka ra đời. Chủ tiệm là một cô gái có gu đọc sách rất tinh, viết review sách cũng hay. Mua sách ở Kafka có cái thú là muốn mua cuốn nào thì nhắn chủ tiệm em ơi cuốn này có chưa, nếu có chủ tiệm sẽ gửi sách đến tận giường, chưa thì chủ tiệm sẽ ghi nhớ, rồi khi nào có cũng gửi đến tận giường. Kafka chủ yếu hoạt động online. Tuy nhiên, trụ sở chính của Kafka là một tiệm sách rất ấm cúng nằm trong một con hẻm nhỏ đường Kỳ Đồng. Đặc sản của tiệm Kafka ngoài sách còn có tranh, hoa tươi, và một bầy mèo huyền thoại.
2. Book Nest: Như tên gọi, đây là một cái tổ dành cho người yêu sách. Ở đây có sách cũ và mới, và những món phụ kiện dành cho sách ví dụ bìa da (mục đích khi đọc sách ở chỗ công cộng không cho người khác biết mình đọc gì.) Số đầu sách không quá nhiều, nhưng Book Nest tổ chức được những buổi ký tặng sách hay câu lạc bộ đọc sách. Ngoài ra ở đây còn có một bán một thứ không đâu có đó là nước hoa được sáng tạo do cảm hứng từ các nhân vật văn chương như Jane Eyre, Midori hay Humbert. Rất mong một ngày nào đó Book Nest sẽ tung ra nước hoa lấy cảm hứng từ Goldmund. Đã có nhiều bài báo viết về Book Nest nên ai quan tâm sẽ dễ dàng tìm được địa chỉ Book Nest trên mạng.
3. Dế Book Cafe (36 Nguyễn Thị Huỳnh, Q. Phú Nhuận): Tôi tình cờ tìm ra quán này trong một trưa đi lang thang. Thoạt nhìn, không biết đây là quán cà phê, vì biển hiệu chỉ bé bằng bàn tay. Sở dĩ quán thu hút sự chú ý của tôi vì nhìn bên ngoài trông như một ngôi nhà bỏ hoang. Bên trong chỉ kê vài bàn ghế cũ, và hình như chỉ có một phục vụ đồng thời là chủ quán. Quán có một kệ sách khoảng hai ba trăm cuốn. Quán khá vắng khách, tiện để trò chuyện, rút một cuốn sách ra lật vài trang và thưởng thức không khí hơi liêu trai.
4. Nhạc Lòng Năm Cũ (đường Đặng Hữu Phổ, Thảo Điền, Q.2): Quán trà cà phê thoáng đãng, cực kỳ xinh xắn, có không gian để uống trà và đọc sách trong nhà và ngoài vườn. Quán nằm trên một con đường nhỏ phường Thảo Điền, quận 2, rất ít người qua lại, do vậy rất yên tĩnh. Trà và cà phê đều rất ngon. Có một kệ sách khá lớn trong phòng với nhiều cuốn sách hay cũ và mới: ở đây có thể tìm được từ Kafka, Chekhov cho đến Alice Munro hay Raymond Carver. Vợ chồng chủ quán là nhà văn và nhà báo.
5. Nhã Nam thư quán: Nơi này giờ quá nổi tiếng rồi. Ngoài việc mua được tất cả đầu sách Nhã Nam với giá chiết khấu ở đây, thì bây giờ Nhã Nam thư quán còn bán sách cũ và thường xuyên có những buổi trò chuyện về sách. Đến đây những buổi sáng cuối tuần còn có thể thường xuyên gặp giới giang hồ sách :).
----
Bản đăng Tuổi Trẻ có sửa đổi đôi chút:
http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20160121/sai-gon-may-chon-di-ve-cho-nguoi-yeu-sach/1041673.html
Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015
Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015
Khúc tiêu đồng
Tên đầy đủ là Khúc tiêu đồng - Hồi ký của một vị quan triều Nguyễn. Sách của NXB Trẻ in năm 2014. Đây là một cuốn sách rất chi hay ho, vì:
- kể lại chân thực cuộc đời một viên quan xuất thân nhà nghèo, nhờ học hành chăm chỉ mà thi đỗ để làm quan, và làm quan cho đến khi triều Nguyễn chấm dứt năm 1945;
- cung cấp chi tiết về việc học hành, thi cử, làm quan từ góc độ một người kể chuyện mình vs. góc độ sử gia. Ta hay phê phán người Việt xưa nay học chỉ mong để làm quan. Cuốn này kể rõ về câu chuyện học để làm quan đó. Hoàn toàn có thể hiểu được và chấp nhận được vì thời đó xuất thân nhà nghèo muốn đổi đời không có cách nào ngoài con đường học hành. Ngoài ra, cũng ghi nhận rằng, thời phong kiến, nhưng cơ hội tiến thân có thể được mở ra với bất kỳ ai thông qua thi cử. (Tuy rằng thi cử cũng lắm gian lận, và chuyện làm bài thuê/làm bài hộ là việc bình thường).
- cho phép người đọc hiểu hơn nhiều điều về xã hội Việt Nam. Chẳng hạn, cho thấy tham nhũng ở Việt Nam có truyền thống lâu đời. Thi đậu thì được làm quan, nhưng muốn có những chỗ ngon thì phải chạy tiền là chuyện đương nhiên. Về chuyện này, tác giả nhận xét người Pháp công bằng hơn, xét người chủ yếu dựa vào năng lực chứ không phải quan hệ.
- bản thân tác giả là người thú vị, ở chỗ, ông không hẳn là người xuất sắc, vượt trội, nhưng là người có năng lực và chuyên nghiệp. Ông có cảm tình với người làm chính trị, làm cách mạng, nhưng xác định bản thân không đủ can đảm để làm cách mạng, chỉ làm quan để kiếm sống. Coi việc làm quan là một nghề, ông hành nghề một cách tử tế, chuyên nghiệp, làm trọn phận sự của mình. Ông thanh liêm, tuy rằng không quá thanh liêm, nói chung, ông khá thực tế, những chuyện quà cáp nếu là tục lệ thì ông nhận, còn thì không đòi hỏi, không nhũng nhiễu dân. Chính ra, bây giờ ta rất cần những ông quan như thế này.
- kể lại chân thực cuộc đời một viên quan xuất thân nhà nghèo, nhờ học hành chăm chỉ mà thi đỗ để làm quan, và làm quan cho đến khi triều Nguyễn chấm dứt năm 1945;
- cung cấp chi tiết về việc học hành, thi cử, làm quan từ góc độ một người kể chuyện mình vs. góc độ sử gia. Ta hay phê phán người Việt xưa nay học chỉ mong để làm quan. Cuốn này kể rõ về câu chuyện học để làm quan đó. Hoàn toàn có thể hiểu được và chấp nhận được vì thời đó xuất thân nhà nghèo muốn đổi đời không có cách nào ngoài con đường học hành. Ngoài ra, cũng ghi nhận rằng, thời phong kiến, nhưng cơ hội tiến thân có thể được mở ra với bất kỳ ai thông qua thi cử. (Tuy rằng thi cử cũng lắm gian lận, và chuyện làm bài thuê/làm bài hộ là việc bình thường).
- cho phép người đọc hiểu hơn nhiều điều về xã hội Việt Nam. Chẳng hạn, cho thấy tham nhũng ở Việt Nam có truyền thống lâu đời. Thi đậu thì được làm quan, nhưng muốn có những chỗ ngon thì phải chạy tiền là chuyện đương nhiên. Về chuyện này, tác giả nhận xét người Pháp công bằng hơn, xét người chủ yếu dựa vào năng lực chứ không phải quan hệ.
- bản thân tác giả là người thú vị, ở chỗ, ông không hẳn là người xuất sắc, vượt trội, nhưng là người có năng lực và chuyên nghiệp. Ông có cảm tình với người làm chính trị, làm cách mạng, nhưng xác định bản thân không đủ can đảm để làm cách mạng, chỉ làm quan để kiếm sống. Coi việc làm quan là một nghề, ông hành nghề một cách tử tế, chuyên nghiệp, làm trọn phận sự của mình. Ông thanh liêm, tuy rằng không quá thanh liêm, nói chung, ông khá thực tế, những chuyện quà cáp nếu là tục lệ thì ông nhận, còn thì không đòi hỏi, không nhũng nhiễu dân. Chính ra, bây giờ ta rất cần những ông quan như thế này.
Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015
Nghe gió hát
Nghe gió hát tức là Hear the Wind Sing, tiểu thuyết đầu tay của Murakami.
Hôm nọ đi công tác, họp hành túi bụi chẳng có thời gian chui vào bất cứ tiệm sách nào. Thường, mỗi khi đến một thành phố, tôi hay bỏ ra môt buổi đi lang thang, chủ yếu ngắm sách chứ dạo về sau không mua mấy, vì nhà cửa chật chội quá rồi. Lần này, bận, nên mãi khi ra sân bay có mới có chút thời gian ngơi. Ghé một tiệm, tính kiếm cuốn The Sympathizer mà không có, mắt lại va phải cuốn của Murakami, đúng ra là hai cuốn, Hear the Wind Sing và Pinball in chung theo kiểu ngược xuôi, mặt này là Hear the Wind Sing, lật mặt kia là Pinball. Sách in đẹp quá, cầm lòng không đậu, đành mua, mặc dù sách ở Sin, đặc biệt tại sân bay, khá đắt. Cùng cuốn ấy nếu nhập về bán tại Fahasa bao giờ cũng rẻ hơn. (Hiện tại Fahasa Nguyễn Huệ đang bán một loạt sách Picador Classic, in rất đẹp, giá chỉ 150 nghìn/ cuốn; rẻ hơn sách nội.)
Hear the Wind Sing là cuốn đầu tay của Murakami. Nội dung như thế nào thì giờ quên mất rồi, nhưng đại khái nhớ chàng viết đơn giản, không chiêu trò màu mè, đọc xong còn nhiều dư vị. Pinball thì chán hơn nhiều, vì chàng bắt đầu giở trò, những là ngủ với chị em sinh đôi, vừa làm tình vừa nghe Handel và trích dẫn Kant, cùng những tổ chức lễ tang cho một cái bảng công tắc gì đấy. Nói chung là nhảm.
Nhớ nhất từ Hear the Wind Sing, tuy vậy, không phải là câu chuyện hay nhân vật nào, mà chuyện Murakami kể mình đã tìm kiếm phong cách viết văn như thế nào. Đại khái Murakami kể mình viết xong cuốn đầu tay, đọc lại tự thấy chán quá, vì thấy mình viết nhang nhác các nhà văn Nhật khác, thế là chàng vứt, viết lại từ đầu. Lần này, chàng nảy ra ý viết bằng tiếng Anh. Mà tiếng Anh của chàng chỉ ở trình vừa phải, nên chàng chỉ sử dụng những từ đơn giản, viết câu ngắn, không dùng từ hoa hòe hay đặt câu dây cà dây muống. Được vài chương, chàng nhận ra mình có thể để diễn đạt được điều mình muốn nói bằng những từ và câu đơn giản, vậy tại sao không làm y như vậy bằng tiếng Nhật. Thế là chàng lóc cóc dịch ngược những chương đã viết ra tiếng Nhật, rồi viết tiếp cho xong, thành Hear the Wind Sing. Chàng nhận ra mình đã tìm được phong cách viết cho mình, khác biệt với các tác giả Nhật khác.
Có lẽ vì vậy mà, nghe đồn rằng, dịch tiểu thuyết của Murakami ra tiếng Anh khá dễ dàng, vì ông cố tình viết đơn giản, mà cũng còn vì có thể ông tư duy bằng tiếng Anh.
Hôm nọ đi công tác, họp hành túi bụi chẳng có thời gian chui vào bất cứ tiệm sách nào. Thường, mỗi khi đến một thành phố, tôi hay bỏ ra môt buổi đi lang thang, chủ yếu ngắm sách chứ dạo về sau không mua mấy, vì nhà cửa chật chội quá rồi. Lần này, bận, nên mãi khi ra sân bay có mới có chút thời gian ngơi. Ghé một tiệm, tính kiếm cuốn The Sympathizer mà không có, mắt lại va phải cuốn của Murakami, đúng ra là hai cuốn, Hear the Wind Sing và Pinball in chung theo kiểu ngược xuôi, mặt này là Hear the Wind Sing, lật mặt kia là Pinball. Sách in đẹp quá, cầm lòng không đậu, đành mua, mặc dù sách ở Sin, đặc biệt tại sân bay, khá đắt. Cùng cuốn ấy nếu nhập về bán tại Fahasa bao giờ cũng rẻ hơn. (Hiện tại Fahasa Nguyễn Huệ đang bán một loạt sách Picador Classic, in rất đẹp, giá chỉ 150 nghìn/ cuốn; rẻ hơn sách nội.)
Hear the Wind Sing là cuốn đầu tay của Murakami. Nội dung như thế nào thì giờ quên mất rồi, nhưng đại khái nhớ chàng viết đơn giản, không chiêu trò màu mè, đọc xong còn nhiều dư vị. Pinball thì chán hơn nhiều, vì chàng bắt đầu giở trò, những là ngủ với chị em sinh đôi, vừa làm tình vừa nghe Handel và trích dẫn Kant, cùng những tổ chức lễ tang cho một cái bảng công tắc gì đấy. Nói chung là nhảm.
Nhớ nhất từ Hear the Wind Sing, tuy vậy, không phải là câu chuyện hay nhân vật nào, mà chuyện Murakami kể mình đã tìm kiếm phong cách viết văn như thế nào. Đại khái Murakami kể mình viết xong cuốn đầu tay, đọc lại tự thấy chán quá, vì thấy mình viết nhang nhác các nhà văn Nhật khác, thế là chàng vứt, viết lại từ đầu. Lần này, chàng nảy ra ý viết bằng tiếng Anh. Mà tiếng Anh của chàng chỉ ở trình vừa phải, nên chàng chỉ sử dụng những từ đơn giản, viết câu ngắn, không dùng từ hoa hòe hay đặt câu dây cà dây muống. Được vài chương, chàng nhận ra mình có thể để diễn đạt được điều mình muốn nói bằng những từ và câu đơn giản, vậy tại sao không làm y như vậy bằng tiếng Nhật. Thế là chàng lóc cóc dịch ngược những chương đã viết ra tiếng Nhật, rồi viết tiếp cho xong, thành Hear the Wind Sing. Chàng nhận ra mình đã tìm được phong cách viết cho mình, khác biệt với các tác giả Nhật khác.
Có lẽ vì vậy mà, nghe đồn rằng, dịch tiểu thuyết của Murakami ra tiếng Anh khá dễ dàng, vì ông cố tình viết đơn giản, mà cũng còn vì có thể ông tư duy bằng tiếng Anh.
Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015
Bao người chờ đợi
Đọc và thích mê Cuộc sống ở trước mặt của Romain Gary từ lâu, mà đến 5 năm sau tôi mới đọc cuốn thứ hai của ông là Lời hứa lúc bình minh, một tuyệt tác khác. Quyết định không buông tha cho Romain Gary nữa, tôi đọc ngay luôn Bao người chờ đợi qua bản dịch của Lê Vui, một cuốn sách cũ mèm và rách nát do NXB Thuận Hóa in năm 1989, nằm mốc trên kệ sách từ khá lâu. Cuốn này, nếu dịch sát thì phải là Nền giáo dục châu Âu.
Romain Gary viết xong cuốn này năm 1943, tức là trước cả kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là câu chuyện về những người du kích Ba Lan trong chiến tranh thế giới thứ hai, trốn tránh trong rừng, và chiến đấu chống lại phát xít Đức. Cuốn sách không tập trung vào cuộc chiến đấu, mà thiên về mô tả cuộc đời của những người du kích ấy. Không có một nhân vật trung tâm, tuy nhiên có thể nói cậu thiếu niên 14 tuổi Janek được dành nhiều đất nhất. Con trai của một bác sĩ, cậu được cha mẹ cho trốn trong rừng để tránh số phận bi thảm của hai người anh trai. Cậu mau chóng nhận thấy cha sẽ không bao giờ quay lại chỗ trốn của mình trong rừng. Cậu ở lại, sống bằng tình yêu dành cho những bản nhạc, niềm hy vọng về chiến thắng của trận Stalingrad, và tình yêu của cô bé 15 tuổi Zosia. Quanh cậu, là những số phận khác, bằng những cách khác nhau trải nghiệm cái gọi là "giáo dục châu Âu": đói, lạnh, giết chóc. Văn của Romain Gary, tuy đọc qua bản dịch, lúc nào cũng cảm động.
Nếu thấy cuốn này đâu đó ở một tiệm sách cũ, bạn chớ nên bỏ qua.
Tôi vẫn còn đang kiếm cuốn thứ tư của Romain Gary được dịch ra tiếng Việt là Chó trắng, nhưng mãi vẫn chưa tìm được.
Romain Gary viết xong cuốn này năm 1943, tức là trước cả kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là câu chuyện về những người du kích Ba Lan trong chiến tranh thế giới thứ hai, trốn tránh trong rừng, và chiến đấu chống lại phát xít Đức. Cuốn sách không tập trung vào cuộc chiến đấu, mà thiên về mô tả cuộc đời của những người du kích ấy. Không có một nhân vật trung tâm, tuy nhiên có thể nói cậu thiếu niên 14 tuổi Janek được dành nhiều đất nhất. Con trai của một bác sĩ, cậu được cha mẹ cho trốn trong rừng để tránh số phận bi thảm của hai người anh trai. Cậu mau chóng nhận thấy cha sẽ không bao giờ quay lại chỗ trốn của mình trong rừng. Cậu ở lại, sống bằng tình yêu dành cho những bản nhạc, niềm hy vọng về chiến thắng của trận Stalingrad, và tình yêu của cô bé 15 tuổi Zosia. Quanh cậu, là những số phận khác, bằng những cách khác nhau trải nghiệm cái gọi là "giáo dục châu Âu": đói, lạnh, giết chóc. Văn của Romain Gary, tuy đọc qua bản dịch, lúc nào cũng cảm động.
Nếu thấy cuốn này đâu đó ở một tiệm sách cũ, bạn chớ nên bỏ qua.
Tôi vẫn còn đang kiếm cuốn thứ tư của Romain Gary được dịch ra tiếng Việt là Chó trắng, nhưng mãi vẫn chưa tìm được.
Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015
Yêu bà già
Năm vừa rồi, tôi yêu hai bà già. Chỉ gần đến cuối năm tôi mới phát hiện ra hai bà và đã gần như lập tức yêu hai bà đắm đuối. Hôm nay nói một chút đến bà thứ nhất.
Bà tên là Szabó Magda, người Hungary, sinh năm 1917, mất năm 2007. Tác phẩm đầu tiên và duy nhất của bà được dịch ra tiếng Việt, in trong năm 2015 vừa rồi, là Cánh cửa. Tiểu sử của bà cho biết bà là một trong những nhà văn hàng đầu Hungary. Đất nước Hungary nhỏ bé thế mà sinh ra bao nhiêu nhà văn lớn, chắc nhờ vào phẩm chất đế quốc một thời (đế quốc Áo Hung tồn tại đến năm 1918). Đã dịch ra tiếng Việt thì có Marai Sandor (Những ngọn nến cháy tàn, Bốn mùa - trời và đất, v.v.), Imre Kertesz (Kinh cầu cho đứa trẻ chưa ra đời, Không số phận); chưa dịch ra tiếng Việt thì có Antal Szerb, Peter Nadas, và nhà văn có tên rất khó nhớ là László Krasznahorkai, chủ nhân giải Man Booker International 2015. Cả bốn người trên đều đã được dịch ra tiếng Anh nhiều. Còn Szabó Magda, kể cả trong thế giới Anh ngữ vẫn chưa được biết nhiều lắm. Cuốn Cánh cửa, được dịch ra tiếng Anh lần đầu 1995, nhưng mãi đến khi New York Review Book Classics đưa vào series của mình thì mới được đọc rộng rãi. Năm 2015, The Door được New York Times chọn là 1 trong 10 cuốn sách hay nhất trong năm.
Cánh cửa chắc chắn là một trong những tiểu thuyết hay nhất mà tôi đọc được năm rồi. Nếu nói cuốn sách kể về cái gì, thì nghe có vẻ rất tẻ nhạt, bởi trên bề mặt nó chỉ kể về mối quan hệ giữa hai người đàn bà, một là nhà văn - xưng tôi, người kia là một bà già giúp việc nhà.
Tuy nhiên, Emerence, tên bà già giúp việc, ắt là một trong những nhân vật văn học ấn tượng nhất, giàu cá tính nhất mà tôi từng biết. Bà lập dị, hẳn nhiên; bà lững lững, cả về tinh thần lẫn thể xác. Bà có một năng lực gần như siêu nhiên, đó là năng lực điều khiển chó, mèo, (phải mở ngoặc con chó đực mang tên cái Viola cũng là một trong những con chó đáng nhớ nhất trong văn chương), thậm chí cho phép ai, bao gồm bản thân, được chết hay không.
Cái tôi thích ở Cánh cửa đó là cách mà tác giả chấm phá về lịch sử Hungary, những biến cố đất nước này trải qua, cả về chế độ chính trị, bằng cách gần như, có vẻ như chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa hai người đàn bà. Một cuốn tiểu thuyết có thể rất chính trị, nói được nhiều điều về một đất nước, trong khi bề ngoài có vẻ đơn giản, thậm chí tẻ nhạt.
Riêng về Emerence, có một điểm trong tính cách của bà làm tôi nhớ tới một nhân vật trong một tiểu thuyết khác mà tôi cũng rất thích, đó là Zorba trong Tay chơi Hy Lạp. Sự liên tưởng này có vẻ hơi kỳ quái, nhưng nếu ai đọc cả hai cuốn rồi chắc sẽ đoán ra tôi muốn nói tới điểm nào.
Bà tên là Szabó Magda, người Hungary, sinh năm 1917, mất năm 2007. Tác phẩm đầu tiên và duy nhất của bà được dịch ra tiếng Việt, in trong năm 2015 vừa rồi, là Cánh cửa. Tiểu sử của bà cho biết bà là một trong những nhà văn hàng đầu Hungary. Đất nước Hungary nhỏ bé thế mà sinh ra bao nhiêu nhà văn lớn, chắc nhờ vào phẩm chất đế quốc một thời (đế quốc Áo Hung tồn tại đến năm 1918). Đã dịch ra tiếng Việt thì có Marai Sandor (Những ngọn nến cháy tàn, Bốn mùa - trời và đất, v.v.), Imre Kertesz (Kinh cầu cho đứa trẻ chưa ra đời, Không số phận); chưa dịch ra tiếng Việt thì có Antal Szerb, Peter Nadas, và nhà văn có tên rất khó nhớ là László Krasznahorkai, chủ nhân giải Man Booker International 2015. Cả bốn người trên đều đã được dịch ra tiếng Anh nhiều. Còn Szabó Magda, kể cả trong thế giới Anh ngữ vẫn chưa được biết nhiều lắm. Cuốn Cánh cửa, được dịch ra tiếng Anh lần đầu 1995, nhưng mãi đến khi New York Review Book Classics đưa vào series của mình thì mới được đọc rộng rãi. Năm 2015, The Door được New York Times chọn là 1 trong 10 cuốn sách hay nhất trong năm.
Cánh cửa chắc chắn là một trong những tiểu thuyết hay nhất mà tôi đọc được năm rồi. Nếu nói cuốn sách kể về cái gì, thì nghe có vẻ rất tẻ nhạt, bởi trên bề mặt nó chỉ kể về mối quan hệ giữa hai người đàn bà, một là nhà văn - xưng tôi, người kia là một bà già giúp việc nhà.
Tuy nhiên, Emerence, tên bà già giúp việc, ắt là một trong những nhân vật văn học ấn tượng nhất, giàu cá tính nhất mà tôi từng biết. Bà lập dị, hẳn nhiên; bà lững lững, cả về tinh thần lẫn thể xác. Bà có một năng lực gần như siêu nhiên, đó là năng lực điều khiển chó, mèo, (phải mở ngoặc con chó đực mang tên cái Viola cũng là một trong những con chó đáng nhớ nhất trong văn chương), thậm chí cho phép ai, bao gồm bản thân, được chết hay không.
Cái tôi thích ở Cánh cửa đó là cách mà tác giả chấm phá về lịch sử Hungary, những biến cố đất nước này trải qua, cả về chế độ chính trị, bằng cách gần như, có vẻ như chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa hai người đàn bà. Một cuốn tiểu thuyết có thể rất chính trị, nói được nhiều điều về một đất nước, trong khi bề ngoài có vẻ đơn giản, thậm chí tẻ nhạt.
Riêng về Emerence, có một điểm trong tính cách của bà làm tôi nhớ tới một nhân vật trong một tiểu thuyết khác mà tôi cũng rất thích, đó là Zorba trong Tay chơi Hy Lạp. Sự liên tưởng này có vẻ hơi kỳ quái, nhưng nếu ai đọc cả hai cuốn rồi chắc sẽ đoán ra tôi muốn nói tới điểm nào.
Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015
Đọc tiểu thuyết: Trường hợp Suối nguồn
Gần đây tôi hay nhìn thấy một số ý kiến liên quan đến cuốn Suối nguồn, tức The Fountainhead, của Ayn Rand. Đại để, Suối nguồn là một trong những cuốn tiểu thuyết đáng đọc nhất, gây ảnh hưởng lớn nhất đối với người đọc abcd, hay Suối nguồn phải xếp ngang hàng với Tội ác và trừng phạt của Dos, Trăm năm cô đơn của G.G. Marquez, Âm thanh và cuồng nộ của Faulkner, hay Núi thần của Thomas Mann v.v. Có ý kiến còn cho rằng phải đạt một trình độ nhất định mới thưởng thức được Suối nguồn.
Bản thân tôi có một kỷ niệm hết sức sâu sắc về Suối nguồn. Đó là một lần đi chơi với bạn gái, giận dỗi gì đó, tôi bèn đem cuốn sách mang theo bên mình khi ấy, tình cờ là The Fountainhead, ra đọc liền một mạch 200 trang. Sau 200 trang đó thì thôi, vì cuộc giận kia đã kết thúc. Từ đó, chưa một lần tôi đọc tiếp hay đọc lại Suối nguồn. Tuy vậy, không cần phải đọc hết một cuốn sách mới biết cuốn sách ấy như thế nào.
Đáng đọc hay không, hoặc ảnh hưởng thế nào đến cá nhân, xin không bàn, vì đó là cảm nhận riêng của mỗi người. Nhưng có một điều cần nói rõ, đó là Suối nguồn không phải là tiểu thuyết văn học đích thực, do đó không thể xếp ngang hàng với các cuốn nhắc trên.
Bản chất của tiểu thuyết là đa nguyên, tinh thần của tiểu thuyết là sự phức tạp. Suối nguồn làm ngược lại tinh thần này. Nó đơn giản hóa mọi sự, bởi lẽ Ayn Rand viết cuốn này để minh họa cho tư tưởng của bà. Suối nguồn do đó là một loại văn nghệ minh họa, không khác gì nhiều tác phẩm văn nghệ minh họa khác mà chúng ta quá quen thuộc, duy chỉ minh họa cho một tư tưởng khác mà thôi.
Thích hay không thích xin tùy ý, nhưng về mặt khách quan, vạn vật đều có chỗ của nó.
Bản thân tôi có một kỷ niệm hết sức sâu sắc về Suối nguồn. Đó là một lần đi chơi với bạn gái, giận dỗi gì đó, tôi bèn đem cuốn sách mang theo bên mình khi ấy, tình cờ là The Fountainhead, ra đọc liền một mạch 200 trang. Sau 200 trang đó thì thôi, vì cuộc giận kia đã kết thúc. Từ đó, chưa một lần tôi đọc tiếp hay đọc lại Suối nguồn. Tuy vậy, không cần phải đọc hết một cuốn sách mới biết cuốn sách ấy như thế nào.
Đáng đọc hay không, hoặc ảnh hưởng thế nào đến cá nhân, xin không bàn, vì đó là cảm nhận riêng của mỗi người. Nhưng có một điều cần nói rõ, đó là Suối nguồn không phải là tiểu thuyết văn học đích thực, do đó không thể xếp ngang hàng với các cuốn nhắc trên.
Bản chất của tiểu thuyết là đa nguyên, tinh thần của tiểu thuyết là sự phức tạp. Suối nguồn làm ngược lại tinh thần này. Nó đơn giản hóa mọi sự, bởi lẽ Ayn Rand viết cuốn này để minh họa cho tư tưởng của bà. Suối nguồn do đó là một loại văn nghệ minh họa, không khác gì nhiều tác phẩm văn nghệ minh họa khác mà chúng ta quá quen thuộc, duy chỉ minh họa cho một tư tưởng khác mà thôi.
Thích hay không thích xin tùy ý, nhưng về mặt khách quan, vạn vật đều có chỗ của nó.
Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015
Đồ nói dối - Truyện ngắn của Péter Nádas
Đồ nói dối
Mùa xuân năm ấy, tôi đã biết đọc biết viết.
Trên đường tới trường, tôi thấy có cái gì là lạ. Trong một xe
kéo lớn màu đen, một khối đen sền sệt đang sôi ùng ục. Xe kéo được đun bằng củi,
rồi chất sền sệt ấy được đánh sang một xe cút kít. Nó bốc mùi thối hoăng. Tôi đâu
biết đó là nhựa đường. Nhưng nhìn người ta sửa đường bằng cái thứ ấy thì thật khoái.
Cả cái cách nó nguội dần đi nữa. Tôi đang trên đường tới trường.
Trong giờ ra chơi đầu tiên tôi chợt nghĩ, giờ mà ra xem các
chú công nhân sửa đường thì thích hơn là ngồi trong lớp học chẳng để làm gì. Vả
chăng, mình đã biết viết rồi. Tôi xé tập vở lấy một tờ giấy và viết như sau:
KÍNH GỬI CÔ GIÁO CÔ VUI LÒNG CHO CON TÔI NGHỈ BỞI VÌ HÔM NAY
LÀ SINH NHẬT CHÁU CHÚNG TÔI MUỐN TỔ CHỨC ĂN MỪNG
Rồi tôi ký tên bố. Bằng chữ in đẹp.
Đang giờ học, tôi mang tờ giấy lên cho cô giáo. Cô đọc, gật
đầu, cho tôi về nhà. Tôi sướng lắm. Nhưng không đi về nhà. Tôi đứng bên lề đường
hàng tiếng đồng hồ, mãi tới khi các chú công nhân sửa đường dừng tay và bắt đầu
rửa ráy. Họ tuột áo xuống thắt lưng mà rửa, dùng cái chậu thiếc ngay trước một
kho chứa dụng cụ cửa để mở. Họ dội nước từ thùng lớn vào cánh tay của nhau.
Nhưng việc ấy không còn thú vị nữa. Không như cái cách chất màu đen kia chợt biến
thành vỉa hè. Tôi nghĩ thậm chí cho đến hôm nay tôi cũng có thể làm một thợ sửa
đường khá giỏi nếu cần. Tôi theo dõi mọi sự việc. Từng cử động một. Kể cả chuyện
rửa ráy.
Tối hôm đó chuông reo. Bố mẹ bảo tôi ra mở cửa. Một phụ nữ rất
thanh lịch đang đứng trên cầu thang tôi tối. Cô ấy đội mũ, mang găng tay. Trông
cô ấy rất giống cô giáo tôi, nhưng cô giáo tôi chưa bao giờ ăn mặc lịch lãm như
vậy. Cô luôn ăn mặc giản dị. Vả lại cũng hơi khó tin cô giáo lại đứng ngay trước
cửa nhà mình. Tuy nhiên người bấm chuông đúng là cô.
Cô xoa đầu tôi bằng bàn tay mang găng, rồi xoa cổ tôi mạnh
hơn bình thường một chút. Cái cách mà cô tôi thường làm. Cô cho tôi một thỏi sô
cô la. Nhưng nhân dịp gì? Cô nói chúc mừng sinh nhật, và, cô nói cô muốn đến
thăm tôi nhân dịp sinh nhật và ăn mừng cùng cả gia đình, đó là lý do cô mặc váy
đẹp và đội mũ, đó cũng là lý do cô mang sô cô la, và cô cười thật rạng rỡ như
người ta vẫn cười vào những dịp lễ.
Chúng tôi đứng trong hành lang tối.
Cửa vẫn mở vì tôi không thể đóng lại. Chẳng hiểu sao, tôi
không nhích nổi tay, mặc dù tôi biết mình cần đóng cửa. Và tôi cũng không nói
được lời nào. Mặc dù tôi biết lẽ ra mình phải cảm ơn và mời cô vào. Nhưng tôi
không nói được lời nào. Cô giáo vờ như không để ý gì. Mặc dù tôi thấy là cô có
để ý. Rồi cô nhẹ nhàng bước qua hành lang cứ như đã ghé thăm nơi đây nhiều lần.
Ánh sáng hắt ra từ dưới cánh cửa phòng khách. Đôi giày cao
gót của cô giáo tiến gần đến cửa; rồi cô dừng lại, và gõ cửa bằng bàn tay mang
găng. Cô không gập các ngón tay lại, cô gõ bằng nắm tay. Cô mở cửa, bên trong
ánh sáng chợt ùa ra, cô lưỡng lự giây lát xem tôi có đi theo không. Nhưng tôi
không nhúc nhích được. Tôi hẳn muốn nhúc nhích, nếu như cô không đi vào phòng
khách hoặc nếu chuyện gì đó khác xảy ra. Rồi cô khép cánh cửa sau lưng mình.
Và trong hành lang tối còn lại một mình tôi chỉ với một dải
ánh sáng hẹp hắt ra từ dưới cửa. Tôi có cảm giác một điều gì kinh khủng sắp sửa
diễn ra trong đó. Trong đó, nơi ánh sáng hắt ra. Một điều gì đó thật kinh khủng
thậm chí tôi không thể tưởng tượng ra. Tôi đã cố tưởng tượng. Nhưng mọi thứ im
lìm. Như thể bố mẹ không có trong phòng khách và cô giáo chưa hề bước vào. Có lẽ
không có ai trong phòng khách cả. Chỉ có ánh sáng vẫn hắt ra từ đó. Và tôi có
thỏi sô cô la trên tay. Kể cả hôm nay không phải là sinh nhật tôi. Nó vẫn sẽ đến.
Một lúc nào đó. Tôi vẫn phải chờ đợi nó.
Tôi chạy vào nhà tắm. Cánh cửa sập lại cái ầm. Tôi nhận ra
cánh cửa kêu ầm bởi vì tôi dập cửa sau lưng mình. Nhưng tôi không thể nào bình
tĩnh lại. Trong đó thậm chí còn tối hơn. Thỏi sô cô la trên tay mềm đi. Tôi va
phải bồn tắm. Lòng bàn tay tôi cảm nhận được khe hở giữa bồn tắm và tường mà mỗi
khi tắm tôi luôn nhòm vào nhưng chưa bao giờ thấy đáy. Đó là một cái khe rất
sâu. Và cái khe giúp tôi. Tôi ném thỏi sô cô la vào khe, nhưng không may nó mắc
lại phía sau bồn tắm, tôi nghe thấy rõ ràng, mặc dù tôi không muốn nó bị kẹt, bởi
vì tôi những muốn cái khe phải sâu tuốt đến tận sàn để thỏi sô cô la rơi thẳng
xuống dưới đó.
Thỏi sô cô la phía sau bồn tắm: chuyện này khiến mọi việc tồi
tệ thêm.
Tôi bỏ chạy, vào phòng của mình, và ở đây cánh cửa cũng đóng
rầm vì tôi dập cửa mạnh, mặc dù tôi không nên dập cửa; lý ra tôi phải rất khẽ cố
giấu mình trong bóng tối, giữa những đồ vật trong phòng, đâu đó. Tôi đứng trong
phòng mình, bất động. Bất động như thể tôi không hề tồn tại.
Nhưng tôi có tồn tại. Bởi vì từ phòng bên tôi nghe thấy những
giọng nói và tiếng cười khe khẽ, nhưng cho dù cố mấy tôi vẫn không thể nghe rõ mọi
người nói gì. Và tại sao họ lại cười?
Và sự kinh khủng sẽ không trôi qua. Và thỏi sô cô la đằng
sau bồn tắm. Tôi run rẩy. Và tôi sợ, nhưng trong tuyệt vọng, bởi vì không ai đến
bắt tôi.
Cho đến hôm nay tôi vẫn không biết mình sợ gì. Và tôi không
nhớ làm thế nào mình có thể lê từ giữa phòng trở lại cửa, vẫn còn run rẩy nhưng
can đảm hơn, áp tai vào cửa. Tôi không biết tôi có thể sợ gì đến vậy; bố mẹ
chưa bao giờ đánh hay phạt gì tôi. Liệu có phải tôi không sợ họ mà sợ chính
mình, trong lúc áp tai vào cửa? Cho đến tận hôm nay tôi vẫn không biết.
Không có dấu hiệu của bất cứ náo động nào phía bên kia cửa.
Một cuộc trò chuyện tĩnh lặng. Như thể cô giáo tôi không hề có ở đó. Và kể cả
cô có ở đó, cuộc trò chuyện nghe chẳng khác gì các cuộc trò chuyện buổi tối
khác. Một trao đổi êm ả, thư thái. Theo kiểu có thể đưa bạn vào giấc ngủ bởi vì
nghe như một chuyện cổ tích đang được kể lại. Tôi khe khẽ kéo tay nắm cửa xuống.
Nheo mắt, tôi bước vào căn phòng đầy ánh sáng.
Ánh sáng ấm áp của ngọn đèn chùm. Mọi người đang uống trà. Mọi
người mỉm cười. Như không có gì xảy ra. Như không ai để ý thấy chuyện gì đang
diễn ra trong lòng tôi. Như không ai thấy tôi rón rén tiến qua bàn, ngồi xuống
tay chiếc ghế bành, tựa đầu vào tay mẹ.
Mẹ xoa bàn tay tôi. Rồi xoa đầu. Chỉ vậy, như tiện tay,
trong khi mẹ nói chuyện. Và rồi tôi lùi ra một chút. Nhưng mọi người nói chuyện
với tôi, và tôi trả lời được. Duy không ai thốt ra lời nào về sinh nhật.
Cô giáo ra về, và tối hôm ấy mọi thứ vẫn như giống in mọi buổi
tối khác. Cả nhà ăn tối. Tôi đi tắm. Rồi mẹ cho tôi đi ngủ, nhưng mẹ không kể
chuyện, mà tôi cũng không dám nài nỉ. Nhưng mẹ hôn tôi. Cái hôn ấy mang cái vẻ
như là mẹ đã kể tôi nghe một câu chuyện rồi.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi.
Cho đến hôm nay tôi không biết mọi người đã nói gì trong căn
phòng bên. Nhưng điều ấy không quan trọng.
Còn thỏi sô cô la đằng sau bồn tắm? Nó có bị phát hiện trong
lần dọn nhà kế tiếp không? Hay là khe hở quả thực quá sâu? Suốt một thời gian
dài tôi cứ kiếm tìm những dấu hiệu, để xem chuyện gì sẽ xảy ra. Bởi vì tôi
không thể tìm lại thỏi sô cô la từ đằng sau bồn tắm. Nhưng không có gì xảy ra cả.
Péter Nádas
(Dịch từ truyện "Liar, Cheater" trong tập Fire
and Knowledge - Fiction and essays, bản dịch tiếng Anh của Imre Goldstein)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)