Đến giờ này thì Thị trấn
Tortilla Flat đã đến tay người đọc (tất nhiên, nếu và chỉ nếu người đọc đã
mua, hay bằng cách khác có được, cuốn sách). Đây là cuốn sách thứ hai, hoặc có thể là thứ
ba:), mà tôi tham gia làm
trong năm. Một số bạn thắc mắc làm thế nào tôi có thể dịch được hai (hoặc ba)
cuốn trong một năm. Thật ra, Em làm ơn
làm ơn im đi, được không? dịch xong năm kia, còn Thị trấn Tortilla Flat đúng là hoàn thành trong năm nay, từ khi
Phan Việt liên hệ với tôi đề nghị dịch cuốn này cho đến lúc ra sách là sáu
tháng, một quãng thời gian kỷ lục nếu biết hiện tại nhiều dịch giả kêu trời vì
sách dịch xong hai, ba năm rồi mà chưa được in.
Nếu có gì tôi có thể tự hào thì đó là khả năng làm việc theo
đúng kế hoạch. Khác với Raymond Carver, một tác giả tôi theo dõi từ lâu, tôi
chưa thực sự biết nhiều về John Steinbeck, ngoại trừ Đồng cỏ nhà trời và Chùm nho
phẫn nộ đọc từ xa xưa. Vì vậy, trước khi nhận dịch Tortilla Flat, việc đầu
tiên là tôi phải đọc một số tác phẩm của Steinbeck cả trong nguyên bản lẫn bản
dịch tiếng Việt. Sau khi đã đọc, thích và đồng ý dịch Tortilla Flat, tôi có bốn tháng để hoàn thành bản dịch. Nguyên bản
cuốn này có 180 trang. Tôi nhẩm tính nếu tôi dịch mỗi ngày hai trang, thì trong
ba tháng tôi sẽ xong bản dịch thô, trong một tháng còn lại tôi sẽ dành hai mươi
ngày cho việc chỉnh sửa, đối chiếu bản tiếng Anh từng dòng một, và mười ngày cuối
cùng để hoàn thiện bản dịch. Do có những ngày không làm được trang nào, hoặc có
ngày chỉ làm được nửa trang, tôi tăng tốc vào những ngày cuối tuần. Rốt cuộc
tôi hoàn thành bản dịch thô trong vòng hai tháng hai mươi ngày. Nhờ vậy, tôi có
thêm mười ngày cho vòng hai, tức vòng đối chiếu, sửa chữa từng dòng một. Xong vòng hai, bản dịch có thể nói xong được
90%. Khi đó, tôi đã phải gửi bản này cho NXB để vẽ bìa, đồng thời, tôi gửi một
số chương cho một số bạn bè đọc góp ý. Mười ngày cuối cùng, tôi chỉ sửa sang bản dịch
tiếng Việt, và chỉ tham chiếu lại bản tiếng Anh khi có nghi ngờ. Tôi học cách
làm việc này từ Jay Rubin, dịch giả tiếng Anh của Murakami. Tôi gửi bản thảo
cho Tịnh Thủy của NXB Trẻ vào 11 h đêm ngày cuối cùng trong thời hạn.
Tôi may mắn đã có những người bạn trả lời câu hỏi và góp ý
cho tôi. Một trong những người đọc và góp ý bản dịch là NNT. Chị đã có những nhận
xét thẳng thừng về tiếng Việt của tôi, nhất là những chỗ dùng “cái”, “và”, “mà”, .v.v.., thỉnh thoảng kêu lên "chỗ này đọc hiểu chết liền!" Khi sửa lần chót, tôi đã dùng chức
năng tìm kiếm của Word để đặc biệt tầm soát những từ này, cân nhắc xem chỗ nào
thực sự cần, chỗ nào có thể bỏ hoặc thay bằng từ khác. Bên cạnh biên tập viên Tịnh Thủy của NXB Trẻ,
chính Phan Việt là người biên tập thứ hai và thực hiện một số chỉnh sửa quan trọng
cho bản cuối cùng, nhưng Phan Việt không đứng tên biên tập. Tôi cũng xin gửi lời
cảm ơn đến một số bạn bè khác đã góp ý về tiếng Việt cũng như giải bí cho tôi về
tiếng Anh và tiếng… Tây Ban Nha: đó là chị S., bạn Q., bạn BA., anh CĐ. Dịch
thuật với tôi là một cuộc chơi và các bạn đã giúp cuộc chơi của tôi được trọn vẹn
nhất trong khả năng của tôi.
Với cuốn sách này, tôi đặc biệt thích bìa - tôi nghĩ bìa
sách làm rất có chất. Còn có chút gì lo ngại, đó là giá bìa. Tôi nghĩ 95.000 đồng
là một giá hơi cao. Tuy nhiên, nếu bạn ở Sài Gòn, bạn có thể đến thẳng NXB Trẻ
vào mỗi cuối tuần (chính xác là mỗi thứ bảy) để mua với giá giảm 20%.
Xin đau buồn, tha thiết và ngóng trông mà thông báo với dịch giả rằng các bạn paisano chưa ra Đinh Lễ, Hà Nội
ReplyDeleteRa rồi mà. Hỏi chị Hoa ấy:)
ReplyDeleteVừa gọi điện hỏi chị Hoa xong, chưa có ạ. Bác cứ làm người khác khấp khởi.
ReplyDeleteƠ, thấy chị Hoa chụp hình rồi, và thấy có bạn mua rồi mà nhỉ
ReplyDeleteKhó hiểu quá ạ. Đúng là vào fb chị Hoa có thấy, trên trang giảm giá hết cỡ thì chưa thấy đâu, gọi điện chị Hoa bảo chưa. Kiểu này phải lao ra tận nơi bắt quả tang đem về thôi.
ReplyDelete@ anh Goldmund: cuối tuần nhưng phải trừ chủ nhật nhé. (đoạn nói về mua ở NXBT).
ReplyDeletemay có Càm Ràm vô nhắc không thế nào cũng bị mọi người càm ràm:)
Delete95k là một đống lo ngại luôn đấy anh "rịch rả" ời. Em còn một mớ sách tầm ấy chưa có điều kiện mua nữa (Lolita hoặc Lời bộc bạch chẳng hạn).
ReplyDeleteEm đang chờ dịch phẩm thứ 3 (hay chính xác là thứ 4) rồi mua luôn thể : }. Cuốn này anh đến công đoạn nào rồi nhỉ.
công đoạn xong (phần của mình) rồi:)
DeleteGioi qua bac. Congrats.
ReplyDeletechính xác là mỗi thứ bảy = chính xác là thứ bảy hàng tuần
ReplyDeletecảm ơn cú biên tập của bác!:)
DeleteĐúng là có sách ở Đinh Lễ rồi bác dịch giả ạ. Chả hiểu hôm qua hỏi kiểu gì và chị Hoa nghe kiểu gì để mãi sáng hôm nay chúng em (em và sách) mới đến được với nhau.
ReplyDeletechúc mừng mối lương duyên:)
DeleteGoldmund có thể chia sẻ một chút về các công cụ sử dụng khi dịch, nhất là để kiểm tra chéo khi rà soát, đối chiếu.
ReplyDelete- Đánh máy bằng Word hay tool online (ví dụ Google Docs)
- Từ điển
- Các công cụ khác, hoặc workflow để dịch và kiểm tra
Tôi thường đánh máy bằng Word, nhưng luôn luôn lưu vào Google Drive để đảm bảo luôn có back-up. Các từ điển thường sử dụng gồm Oxford, Merriam Webster, Macmillan bản online, tfd.com, kết hợp với một số từ điển giấy. Dĩ nhiên, bản thân Google là một cái từ điển vĩ đại, nhưng dùng thì phải kiểm tra tới lui. Ngoài ra tôi có một cuốn sổ nhỏ ghi lại cách dịch một số thuật ngữ, cụm từ độc đáo mà tôi nhặt được trong khi đọc.
Deletechúc mừng chúc mừng! đã thêm vào list sẽ đọc :)
ReplyDeletexong lại làm xã luận nhé:)
Deleteoạch oạch ... từ khi biết mỗi người một cảm nhận khi đọc sách là tôi chúa ghét viết xã luận đấy ông Gỗ ơi :P
DeleteNói về từ điển. Bác GM đã dùng phần mềm Lingoes chưa? Nếu chưa bác cài dùng thử xem, hoàn toàn free mà rất tiện lợi. Nó tích hợp đầy đủ các từ điển Oxford, MacMillan, Webster, Longman Contemporary, Collins Cobuild... Trong số các từ điển đó em thấy Longman và Collins rất tuyệt, nghĩa đầy đủ và cách trình bày tiện tra cứu.
ReplyDeletePhần mềm bác có thể download trên trang lingoes.net; còn dữ liệu từ điển, nếu trang web không dẫn link thì bác có thể download ở link dưới đây
http://www.mediafire.com/?b7a1yo3mhjhja
cảm ơn bạn, để mình thử
Delete