Vật đồng bộ là cái giống gì? Nói chung, nếu không học luật, thì chẳng ai quan tâm đến vật đồng bộ là cái giống gì. Còn với những ai học luật, thì ắt hẳn biết vật đồng bộ là một loại… vật. Vật, đến phiên nó, là một loại tài sản. Tài sản và quyền sở hữu tài sản là một chế định quan trọng của luật dân sự. Và, luật dân sự là một trong rất nhiều ngành luật. Đại khái thế, để biết rằng có rất nhiều luật, trong mỗi luật có rất nhiều chữ, và trong một trong những đạo luật lắm chữ kia có chỗ nói về vật đồng bộ.
Để tiện xác định các quyền liên quan đến vật, người ta đưa ra những khái niệm về vật chính và vật phụ (chẳng hạn tivi và và điều khiển từ xa); vật chia được và vật không chia được (chẳng hạn bánh pizza và đồng hồ đeo tay); vật tiêu hao và vật không tiêu hao (chẳng hạn bao cao su và kim tiêm); vật cùng loại và vật đặc định ( ví dụ Mac Book Pro mới cáu và Mac Book Pro đã qua sử dụng); vật đồng bộ (ví dụ đôi giày).
Bộ luật Dân sự Việt Nam định nghĩa vật đồng bộ như sau:
“Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút”.
Người ta hay phàn nàn luật ở Việt Nam “không đi vào cuộc sống”, cần phải cải thiện vấn đề tuyên truyền và thực thi luật pháp vân vân và vân vân. Người ta không nhận ra rằng đôi khi luật ở Việt Nam không cần phải tuyên truyền giáo dục gì nhiều mà vẫn thẩm thấu vào cuộc sống và sống dai như đỉa ở trong đó mà những người áp dụng và thực thi luật còn không nhận ra là mình áp dụng và thực thi nó nữa. Khi đó, kể cả một quy định mang tính tống quát và tương đối trừu tượng của luật, ngạc nhiên chưa, lại có thể vận hành trơn tru mà không cần phải có văn bản hướng dẫn nào.
Ví dụ như thế này: Khi anh tài xế bị cảnh sát thổi toét một phát, anh phải dừng lại và cho cảnh sát xem “giấy tờ xe”. “Giấy tờ xe” trong trường hợp này là “vật đồng bộ”, vì ngoài những thứ như bằng lái, giấy chứng nhận mua bảo hiểm, sổ kiểm định nó còn bao gồm một vài tờ xanh đỏ. Tất nhiên, không ai bảo cho anh tài xế rằng “giấy tờ xe” là “vật đồng bộ”, nhưng anh thừa thông minh và kinh nghiệm để hiểu nếu thiếu một phần trong “giấy tờ xe”, thì “giấy tờ xe” có nguy cơ “không sử dụng được” hoặc “giá trị sử dụng” của “giấy tờ xe” “bị giảm sút” nghiêm trọng, nói chung là sẽ rất rắc rối.
Đây chỉ là một ví dụ thường gặp và dễ thấy. Còn nhiều trường hợp khác tuy cũng thường gặp nhưng không dễ thấy, và số lượng tờ xanh đỏ không chỉ là một vài. Điểm chung duy nhất trong các trường hợp đó là những tờ xanh đỏ, có khi xanh nhiều hơn đỏ, đã xâm nhập vào vật chủ và trở thành “vật đồng bộ”.
Em nghĩ phải mất vài thế hệ nữa người ta mới bỏ được cái văn hóa "đi kèm" này, bắt đầu từ một thế hệ nào đó biết "ngại". Điều đáng nói là môi trường xung quanh có thể biến người hay xấu hổ thành một người mặt dày. Quá trình này chắc gọi là "đồng bộ hóa" :D
ReplyDeleteTóm lại bạn GM vừa mới hối lộ công an :p Bạn lại có lầm lỗi gì thế ;))
ReplyDeleteCách đây một tháng em chạy lên trường, vội quá nên quên cái bóp ở nhà, bình thường thì không sao nhưng hôm đó tự nhiên lại bị mấy anh giao thông gọi vào hỏi giấy tờ. Em cũng thành khẩn khai báo là bỏ hết ở nhà rồi, trong túi áo còn mỗi cái CMND. Anh giao thông mới hỏi là "Muốn phạt hôm nay hay để ngày mai" Em cũng ngây thơ tưởng chỉ cần mai vác tiền đi nộp là ok nên em bảo "để mai đi anh", anh ấy mới bảo là "Để mai là anh thu xe em bây giờ á". Thế thì toi em chứ còn gì, thế nên mới hỏi lại phạt hôm nay thì thế nào - "Đưa anh 1 tờ xanh". Khổ cái là có trong túi tờ xanh nào đâu, băn khoăn quá, nhà thì không có ai, gọi bạn thì ngại,anh giao thông quay sang xử lý người khác thì em mới thỏ thẻ là "Cho em gửi cái CMND lại để về nhà lấy cái tờ xanh kia", chả hiểu sao anh ấy xua tay "Thôi đi đi..."
ReplyDeleteĐấy, lần sau anh GM cứ như em ấy, "vật chính" không có thì cũng không đồng bộ với "vật phụ" được :P
Trong ví dụ của bác thì chỉ có 3 thứ là: đăng ký xe, bảo hiểm và bằng lái xe. Do vậy nên ghi củ tỉ ra thì hơn, đặc biết đối với luật - thứ cần tính chính xác và cụ thể cao.
ReplyDeleteTheo em, nguyên tắc viết áp dụng cho mọi ngôn ngữ đó là cụ thể, không thừa từ trong 1 câu và không thừa câu trong một đoạn. Nhưng nguyên tắc này không được dạy trong trường học ở VN và bị bỏ quên trên mặt báo.
LV: Hình như bác hiểu nhầm ý tôi.
ReplyDeleteGV: :)
Today: Như thế là vu khống đấy:)
HT: Chuyện hay!
Trong chỗ để giấy tờ xe của tôi có sẵn 2 tờ xanh làm "vật đồng bộ" luôn bác ah
ReplyDeleteax, lại giao thông, đến chết uất mất thôi.
ReplyDeletemà em chẳng hiểu sao trong khi chỗ vòng xoay đại học y dược người ta đi bất kể đèn xanh đèn đỏ, mấy chú CSGT lại đóng chốt cách đó 100m để canh bắt xe ôtô
mấy "vật đồng bộ" này trắng trợn thiệt nhen :) :)
ReplyDeleteGóc nhìn thú vị quá ạ! Có thể coi đây là một "học thuyết pháp lý" của Việt Nam liên quan tới Tài Sản và cách phân loại Tài Sản! Rất thích góc nhìn này ạ! :)
ReplyDeleteBác Đàm: sao lại đến 2 tờ, bác phá giá thị trường thế :-D
ReplyDeletetrời, tui tưởng giá đã lên 3 tờ với một lỗi thuộc hạng xoàng của xe hơi rồi chứ?
ReplyDelete2 tờ là đúng giá đó bạn Today, bây giờ lỗi gì nếu bị phạt cũng cầm chắc trên 2 tờ rồi. Nhiều lỗi còn lên tới 8~10 tờ. Mới lại mình rất thích kẹp "vật đồng bộ" vì cứ nghĩ cảnh mấy anh CSGT vất vả với kẹt xe, lô cốt là tui thương lắm. Của tui cứ coi như tình nguyện
ReplyDeleteối dào, sao các bác không bàn xem để thắng một hồ sơ thầu thì "vật đồng bộ" là bao nhiêu?
ReplyDeleteĐLĐT
Hồ sơ thầu dành cho "tầng lớp cao", khó đi vào đông đảo quần chúng nhân dân như giấy tờ xe, nhất là thời buổi phải câu view như hiện nay :-D
ReplyDeletehahah ... thích mấy bài mà mình phải đọc vang trong đầu mới hiểu được như vầy :) giống đọc tiếng nước ngòai :)
ReplyDeleteĐồng ý với cmt của bạn Kiki! :))
ReplyDeleteLuật sư Thao thông cảm cho em, "đờn bà" nên chậm hiểu. :D