Hôm nay, tình cờ được đọc sổ tay của một người 24 tuổi. Cuốn sổ này một cuốn sổ bìa đen, gáy lò xo, giấy trắng kẻ ngang, hẳn là sản phẩm nhập khẩu vì trông hình thức và chất lượng giấy không có vẻ Việt Nam lắm. Chắc không phải là nhập từ Bồ Đào Nha, vì sổ nhập từ Bồ Đào Nha thế nào cũng gây ra một số chuyện kỳ bí nào đó: một tảng bê tông rơi suýt trúng người, một người đang đi dạo bỗng đi thẳng ra sân bay và đến một thành phố lạ không để lại tông tích, hay một người vô tình tự nhốt mình trong một căn hầm chống bom có sẵn thực phẩm cho 6 tháng nhưng không có cách nào thoát ra và cũng chẳng có cách nào liên lạc với thế giới bên ngoài. (Những chi tiết này nằm trong cuốn Oracle Night tất nhiên của Auster – sau khi đọc cuốn này người ta có khuynh hướng cảnh giác với tất cả các thể loại sổ tay , đặc biệt sổ xuất xứ Bồ Đào Nha và bán trong tiệm của người Hoa).
Cuốn sổ được ghi bằng mực xanh, mực tím, mực đen và bút chì, lẫn lộn tiếng Anh và tiếng Việt, phần lớn là trích dẫn từ sách báo, nhưng cũng lẫn những đoạn ngắn không ghi tác giả, tôi đoán là một dạng nhật ký. Được sự đồng ý của chủ nhân cuốn sổ, tôi trích lại một số ghi chép ra đây, chữ thường là chép nguyên từ cuốn sổ, còn chữ nghiêng là bình luận của tôi.
- AGKPM. Năm chữ cái này nằm ngay trang đầu tiên của cuốn sổ, góc trên cùng bên trái. Năm mẫu tự được viết bằng chữ in, đứng liền nhau, không có dấu chấm ở giữa. Với cách viết này, chỉ có một cách phỏng đoán duy nhất rằng nó là viết tắt của một chữ gì đấy. Trong thời đại Internet, cách nhanh nhất để đoán từ viết tắt là tra Google. Google từ lâu không còn đơn thuần là một công cụ tìm kiếm nữa mà đã trở thành một thứ siêu từ điển bách khoa. Khả năng tìm được một từ viết tắt hoặc một tên riêng nào thông qua Google là cực kỳ lớn. Thế nhưng, lần này, kết quả tìm kiếm cụm chữ cái AGKPM của tôi là zero. Khi không tìm được từ cần tìm, Google thường đề nghị từ tương tự hoặc gần giống đề phòng trường hợp người ta đánh máy nhầm. Lần này Google đề nghị cụm chữ cái AGMPM - Association of Greek Manufacturers of Packaging and Materials. Bằng những gì tôi biết về người bạn trẻ của tôi, tôi không nghĩ bạn đấy liên quan gì đến vật liệu hay đóng gói, càng không liên quan gì đến Hy Lạp. Dĩ nhiên, như nhiều bạn trẻ giàu mộng mơ khác, bạn ấy say mê Thần thoại Hy lạp, nhưng rõ ràng có một khoảng cách khá xa giữa thần thoại Hy Lạp và những nhà sản xuất vật liệu đóng gói đồng hương. Vì thế, trong trường hợp này, tôi cho rằng đề nghị của Google là không phù hợp. Vả lại, một khi đã ghi cẩn thận vào trong sổ tay, tôi không nghĩ bạn ấy có thể ghi nhầm.
Nhờ Google không xong, đành phải đoán theo kiểu khác. Rất có thể đấy là tên 5 người con gái, chẳng hạn Ánh - Giao – Khuê – Phương – Mai, hoặc tên 5 người con trai Anh – Giang – Khương – Phúc – Mạnh, cũng có thể là tên 5 người vừa trai vừa gái có quan hệ mật thiết đối với chủ nhân cuốn sổ. Tuy nhiên, đọc tiếp những trang sau, tôi thấy không có bất kỳ nhắc nhở đến một tên người nào. Cho nên, có thể năm chữ cái kia không phải tên người.
Phỏng đoán theo một cách khác nữa, vì chủ nhân của cuốn sổ mới chỉ 24 tuổi, hẳn bạn ấy còn rất nhiều ước mơ. Biết đâu năm chữ cái kia viết tắt cho những ước mơ của bạn? Chẳng hạn: Arts – Girls/Guys – Knowledge – Position – Money, hay Antiques - Gin – Kamikaze – Psychology – Mormon. Tôi tạm hài lòng với giả thuyết năm chữ cái viết tắt của năm ước mơ hay năm mối quan tâm hàng đầu, nhưng tôi chịu không thể đoán chính xác năm chữ ấy viết tắt của chữ gì. - Think first, ask later. Dòng chữ này nằm giữa trang đầu tiên, viết bằng chữ thường, được đóng khung hình chữ nhật. Vì được viết trên trang đầu tiên, và lại được đóng khung, tôi cho rằng đây là một dạng châm ngôn của chủ nhân cuốn sổ. Suy nghĩ trước, hỏi sau, ha ha. Nếu đây quả thật là châm ngôn, thì chủ nhân cuốn sổ của chúng ta hẳn là một người thận trọng, làm việc gì cũng suy xét kỹ càng. Nhưng cũng có thể người bạn trẻ này quá nhút nhát, nên thích ngồi “tư duy” một mình hơn là lên tiếng. Hẳn bạn ấy sẽ gặp nhiều khó khăn khi hòa nhập với đám đông. Tôi cũng muốn nói thêm rằng, theo quan điểm của tôi, đây là một châm ngôn không tốt. Nó quá tự ti, không phù hợp với xu hướng học hỏi hiện đại - ấy là tôi giả định người bạn này ham hoc hỏi. Tôi nghĩ cứ hỏi phứa đi, hỏi càng nhiều càng tốt, có phải là đỡ phải tự mày mò suy nghĩ không. Chưa kể đặt câu hỏi là khởi động một quá trình tương tác xã hội. Học sinh sinh viên Việt Nam chúng ta thường bị chê kém kỹ năng giao tiếp là gì.
Em tầm tuổi đấy và lúc nào cũng nghĩ nát óc rồi mới hỏi. Giờ óc như đống bã đậu rồi mới ngộ ra lời bác nói. Cũng đúng, em kém giao tiếp thật :))
ReplyDeleteTuổi trẻ gây băn khoăn cho bác không còn trẻ hehe, bác suy diễn vui thật :)
ReplyDeleteBảo Anh:
ReplyDeleteEm lại không nghĩ vụ "Think first, ask later" là quá tự ti, thể hiện sự kém kỹ năng giao tiếp và sẽ gặp nhiều khó khăn khi hòa nhập với đám đông, tất nhiên đây cũng chỉ là quan điểm cá nhân của em thôi.
Em nghĩ "Think first, ask later" vừa có lợi cho mình vừa có lợi cho người (được hỏi). Vì:
1/ Khi mình đã nghĩ kỹ rồi, thì thấy có nhiều câu hỏi không cần thiết phải hỏi nữa, vì chỉ cần ví dụ như google là ra, hoặc nghĩ thêm một chút xíu nữa theo kiểu bóc hành là sẽ tới được câu trả lời.
2/ Giả sử em suốt ngày cứ đeo bám anh hỏi mãi hỏi miết, hỏi những câu hỏi đơn giản, dễ tìm, dễ kiếm câu trả lời ở Internet, sách vở... thì anh có thấy bực mình không? Nên em nói lợi cho người được hỏi là vậy, tiết kiệm thời gian của người ta.
3/ Em nghĩ bản thân quá trình tự mày mò suy nghĩ có nhiều cái rất hay ho, tất nhiên đi kèm với nó là một mớ thời gian bị mất đi. Một khi mình đã tự mày mò suy nghĩ rồi thì câu hỏi của mình sẽ hay hơn, bén hơn, do đó câu trả lời mình nhận được cũng sâu và chất lượng hơn so với việc mình chưa biết gì lại chưa do homework đã nhảy xổ ra đụng đâu hỏi đó thì những gì mình thu được có thể chỉ là những thông tin trên bề mặt mà thôi.
Tất nhiên em đồng ý với anh là cứ hỏi đi, hỏi càng nhiều càng tốt, nhưng em không nghĩ tự mày mò suy nghĩ là "đỡ" hay "phải". Đó cũng là một thú vui và một quá trình tự trải nghiệm và tự học mà, đúng không?
Hihi, hôm ni tự nhiên ngứa miệng muốn tranh luận với Goldmund xíu thôi, chứ em không có ý chi. Em thật sự ngạc nhiên vì anh "dễ tính" như vậy, nghĩa là em đã tìm thấy thêm một nơi để đổ các câu hỏi của mình vào rồi. :)) Cảm ơn Goldmund vì điều này. :D
Mình 24 tuổi và câu giữa trang đầu tiên trong cuốn sổ tay màu hồng của mình là "Shit in, Shit out", đem làm châm ngôn sau khi học từ một người bạn người nước ngoài. Hii.
ReplyDeleteChúc Bảo.
heheh, me like! cho+` ddo.c tie^'p
ReplyDeletethôi thì "nghĩ gì hỏi nấy" (em cứ cho rằng "nghĩ" thì khác với "suy nghĩ"). Điều gì đến trong đầu cứ cho tuôn ra luôn, ngập ngừng "nhỡ.." thì lắm lúc có đứa khác nó hỏi đúng câu mĩnh nghĩ:D
ReplyDeleteem 12 tuổi, ý quên, học lớp 12.
ReplyDeleteem không có cuốn sổ tay nào. tuy vậy hầu như quyển tập cuốn sách nào em cũng vẽ vào 1 chữ "CHANGE".
haha, nói vậy thôi, không có đâu.
không rõ cuốn sổ tay của anh 24 tuổi ấy viết bao trang. chứ nếu cứ 1 cụm chữ lại được anh bình luận chắc tới sau tết 2011 mới hết loạt bài này quá.
@Bảo Anh: uhm, bạ đâu hỏi đó quả là phiền thật, chưa kể khi mình gặp vấn đề khó 1 tí mà không chịu động não, lại hỏi ngay thì não dễ bị thộn lắm. btw, they'll draw us a map in mind.
Đọc những suy diễn diễn dịch của GM mắc cười chết :)
ReplyDeleteĐồng ý với bạn GM là kỹ năng giao tiếp của người mình kém.
Chết chửa, sao bác Goldmund lại khuyên các bạn trẻ "cứ hỏi phứa đi". Nguy quá !
ReplyDeleteTrong quyển sổ tay của em có dòng đầu tiên như vầy bác thử bình luận xem cái nhể
ReplyDeleteMinh Triết - QA Pass ngày tháng năm
=))
tuổi trẻ băn khoăn kỹ quá!
ReplyDeleteGM rơi tòm vào cuốn sổ nào chưa leo ra được à?
ReplyDelete