dẫu vui hay buồn, bàng quan hay háo hức
ta có thể lựa chọn thái độ
nào có thể lựa chọn tọa độ
Như là cá, ta bơi trong nước
nguyền rủa số phận cá nào có ích gì
Prologue: Trong phần này, có truyện The Roullet Player.
Nostalgia: Phần này bao gồm các truyện Mentardy, The Twins và REM
Epilogue: Truyện The Architect.
Tới lúc này tôi đã đọc xong The Roullet Player, Mentardy, The Twins. Đây đều là các truyện độc lập và chưa nhìn thấy mối liên kết giữa chúng.
+ The Roullet Player kể về một tay chơi trò cò quay Nga trong thế giới ngầm của Bucharest. Trò này đại để là nhét một viên đạn vào khẩu súng ngắn, ổ đạn súng ngắn thì có chỗ cho sáu viên, sau đó kê lên thái dương bóp cò. Xác suất chết là 1/6. Nếu chết thì tòi, nếu không chết thì thắng tiền cá cược. Tay chơi trong truyện này sẽ làm trò điên rồ là nâng dần số viên đạn trong ổ đạn lên, nghĩa là xác suất chết ngày càng lớn. Chắc chắn không nên kể câu chuyện kết thúc như thế nào. Bản thân câu chuyện hấp dẫn và gây sốc, nhưng đó chắc chắn không phải là ý đồ duy nhất của tác giả. Ông khẳng định lý do ông kể câu chuyện này là: "I knew the Roullet Player. Of this I cannot have doubts. In spite of the fact that it was impossible for him to exist, still, he existed. But there is a place in the world where the impossible is possible, namely in fiction, that is, literature." Đấy có phải là nói về quyền năng của văn chương? Nếu các truyện trong tập có mối dây liên kết với nhau, thì đây liệu có phải là một trong những chủ đề?
+ Trong truyện này, còn có một điểm đáng chú ý khi tác giả lý giải về vận may của tay chơi: "When he lifted the pistol to his temple, he divided himself....". Lưu ý về sự phân tách của identity. Có thể đây cũng là một chủ đề khác.
------------
+ Trong truyện Mentardy, cậu nhóc tới sau từ một đứa bị bắt nạt lại trở thành nhà vua (hành vi ngồi trên ngai vàng), chinh phục được tất cả bọn trẻ ở trong khu nhà đó bằng những câu chuyện. Trong khi đám trẻ kia ban đầu chơi với nhau bằng những trò chơi trẻ con thông thường, một số mang màu sắc độc ác (nhân chi sơ, tính bản ác), thì Mentardy - kẻ đến sau lại có một khả năng mà mấy đứa trẻ kia không có: khả năng kể chuyện. Bằng việc kể những câu chuyện mà cậu ta đã đọc và những câu chuyện cậu ta bịa ra, cậu ta trở thành thủ lĩnh của đám trẻ, đặt ra những luật lệ, quyết định những việc được làm và không được làm. Nhớ lại trong truyện The Roullet Player, khi tác giả sáng tạo ra nhân vật tay chơi roullet, tôi nghĩ đến quyền năng của văn chương. Trong truyện này, ta thấy quyền năng của người kể chuyện. Người kể chuyện giỏi là người người có thể thu phục đám đông, có nhiều bằng chứng như vậy trong lịch sử. Vừa đi đường, vừa kể chuyện thì còn thu phục được nhiều người hơn nữa. Lãnh đạo giỏi chẳng qua là người kể chuyện giỏi. Tạo ra được huyền thoại thì còn giỏi nữa.
----------------
+ Lời của Mentardy: "There are four different kinds of people: those who have not been born, those who are living, those who have died, and those who have not been born, are not living and have not died. They are the stars."
-------------
+ Trong các truyện đã đọc tới lúc này, The Twins có lẽ là truyện gây "bấn loạn" nhất.
+ Mở đầu truyện này, là một màn mô tả trang điểm rất dài dòng, từ từ rồi ta sẽ nhận ra người đang trang điểm là đàn ông, trang điểm cho thành phụ nữ, và mặc đồ của một người chị/em gái có chiều cao bằng anh ta. Cuối phần mở đầu, bức ảnh của hai đứa trẻ nắm tay nhau xuất hiện, dưới tấm ảnh có dòng chữ: THE TWINS. Đoạn mở đầu này viết bằng ngôi thứ hai "you". Nghe nói trong nguyên tác là một đại từ ngôi thứ ba nhưng không rõ chỉ nam hay nữ; khi dịch sang tiếng Anh thì dịch giả tiếng Anh chọn chuyển thành ngôi thứ hai để giữ nguyên sự mập mờ về giới tính đó.
+ Đoạn tiếp theo, người kể chuyện xưng tôi xuất hiện, và anh ta nói gì: " I will write not to construct a story, but to exorcise an obsession, to protect my poor soul from a monster, a monster terrifying not through hideousness but beauty." Tác giả nhắc tới hành động viết: "Since I began writing..."; nhiều lần về sau trong truyện này, ta sẽ lại thấy hành động viết được nhắc tới, như nhắc nhở người đọc rằng bạn đang đọc một câu chuyện ai đó viết ra thôi.
+ Sau hành động viết, ký ức bắt đầu ùa về... " a few lightining-like memories awaken". Người kể chuyện kể rằng khi nhỏ, mẹ anh mặc cho anh đồ bé gái, và hàng xóm sẽ gọi anh là Andriusa hay Andrea - đây là những cái tên con gái. Sau rồi ta sẽ biết tên anh là Andrei. Cậu bé mặc đồ con gái này sẽ chơi với một đứa con gái giống con trai tên là Marcela, và khi chúng chơi trò bác sĩ, chúng sẽ phát hiện ra cơ thể chúng khác nhau, và điều đó khó chấp nhận đối với cả hai. "I remember how difficult it was to accept the evidence."
+ Đoạn tiếp theo lại kể về trại hè năm lớp ba. Đoạn này có một cậu bé mộng du tên là Traian. Fast forward, ta sẽ được biết về mối quan hệ khó khăn giữa người kể chuyện và con gái nói chung. Cậu ta nghĩ: "It seemed to me the most shameful thing was for someone to think I was in love." Tầm mười ba, mười bốn tuổi, cậu ta yêu một cô gái trong lớp tên là Lili. Tình yêu này làm cậu phát sốt. Tới đây thì người kể chuyện ngưng kể và nhìn vào gương. Cần chú ý điểm này. Cái gương đã xuất hiện ở đầu truyện và bắt đầu lặp đi lặp lại. Có chỉ dấu là người kể chuyện đang bị bệnh gì đó, bởi vì có chi tiết "I explained to them... I needed to write story and once I was done she could call as many doctors as she liked."
+ Giai đoạn dậy thì, cậu trai này có những ý tưởng điên rồ và mâu thuẫn nhau. Một mặt, cậu ta nghiên cứu tranh ảnh khỏa thân, một mặt cậu ta cho rằng mình khác biệt mọi người, tình yêu không dành cho cậu, và cậu đang đi trên con đường sẽ đưa cậu "beyond the banal human condition" - vượt khỏi những thứ tầm thường của con người. Cậu tin rằng:" I didn't have the right to get to know a girl because I had a higher commisison to fulfill. I was convinced that immortality depends upon chastity and the moment you love or make love you taint yourself past all hope."
+ Năm cuối trung học, một cô gái chuyển từ trường khác tới, tên là Gina, làm cậu ta điêu đứng. (Ôi thuở học trò, ta luôn điêu đứng vì các cô gái chuyển trường, bất kể chuyển đến hay chuyển đi.) Phần chính của câu chuyện này sẽ là chuyện tình giữa Andrei và Gina, con quỷ cái xỏ mũi Andrei.
+ Có một đoạn tả Andrei và Gina ngồi trong phòng Gina rất siêu thực, và cũng liên quan tới gương. Copy lại thì dài lắm, nhưng có câu này đáng lưu ý: "There was no longer any diffrerence between us, the mirrored and the real." Và rồi khi Andrei nhìn vào mắt Gina, thay vì thấy gương mặt mình, thì lại thấy gương mặt của chính Gina.
+ Tới đây, ta sẽ nhận ra người viết đang ở trong một nơi có lẽ là bệnh viện tâm thần. Những người tới thăm người kể chuyện được gọi là "her old folks", "her mother" rất confusing - "her" ở đây chỉ ai? Có lẽ chỉ người viết. Vì ta sẽ thấy rằng người viết được đưa vào khu nữ bệnh nhân: " The fact that they brought me to the women's ward disturbed me at first but I got used to it fairly quickly."
+ Mức độ confusion sẽ tăng lên chứ không giảm bớt, tới lúc người viết còn không rõ những trang viết này là của ai - "Are they her work or mine? Can I still discern what is hers and what is mine?."
+ "At times, we felt like twins clustered together inside a hallucinatory uterus without exit, twins whose birth was refused from their very incipience."
+ Và khi hai người make love lần đầu tiên thì sự chuyển hóa xảy ra: Andrei trở nên mang thân thể của Gina và ngược lại.
Tôi note những đoạn trên để mình dễ theo dõi câu chuyện. Còn vài chi tiết quan trọng nữa cuối câu chuyện này nhưng tôi cố ý bỏ qua. Tấm gương quả thật đóng một vai trò quan trọng trong câu chuyện hết sức bấn loạn này.
======
+ REM là truyện dài nhất trong tập và có lẽ thể hiện rõ nhất tham vọng của Mircea Cărtărescu. Đúng là sau khi đọc REM xong thì tôi thấy tham vọng của Mircea Cărtărescu rõ ràng hơn. Ở trong The Roullet Player, MC đã nói tới quyền năng của văn chương trong việc kiến tạo ra nhân vật bất khả - dạng con người không thể tồn tại trong đời thực, trong Mentardy, MC nói tới quyền năng của người kể chuyện hay người bịa chuyện, còn trong REM thì sao? Giữa chập chùng mơ và thực, có những chỉ dấu cho thấy MC muốn sánh ngang với Thượng đế. Thượng đế tạo ra thế giới trong bảy ngày. Trong REM có bảy bé gái, bảy trò chơi, bảy giấc mơ, và giấc mơ thứ bảy tạo nên một vòng lặp đồng thời một cầu nối với thực tại, xóa nhòa thực tại.
+ Những dòng đầu tiên của REM tả các kệ sách. Những cái tên người, tên tạp chí nhắc ở đây ắt có ý đồ cả: Julio Cortazar, Garcia Marquez là hai cái tên mà MC thừa nhận là chịu ảnh hưởng; còn The Library for All chắc là một tribute tới Borges, và The Universe là chỉ dấu cho tham vọng của MC.
+ Những trang đầu của truyện này, MC đổi narrator liên tục, khi thì chàng trai, khi thì là con chó (?), khi thì là omniscient narrator. Cũng như trong các truyện khác, MC thường xuyên thu hút người đọc tới hành động viết. Thỉnh thoảng lại kêu "dear reader" rất tha thiết.
+ Chàng trai, Vali, trong truyện này được tiết lộ sẽ là tác giả của truyện The Roulete Player! Cô gái, trong một đêm giao thừa, đi ra một bờ hồ băng giá đầy sương, gặp một cậu bé đang quỳ trên băng. Chi tiết này chính là chi tiết trong truyện The Twins và cậu bé nọ chính là Andrei.
+ Phần chính của truyện này là câu chuyện mà cô gái, Nana, sẽ kể cho chàng trai sau khi ngủ với nhau. Nghe giống Nghìn lẻ một đêm không? Chính thế, chàng trai sẽ gọi cô gái là Scheherazade. Trong phần này, Nana, khi là cô bé 12 tuổi sẽ gặp gỡ Egor - người khổng lồ, được Egor tặng một cái vỏ sò mà với cái vỏ sò này cô sẽ mơ bảy giấc mơ; cùng thời gian đó chơi trò Nữ hoàng với sáu người bạn gái của mình trong bảy ngày.
+ Một đoạn Egor nói với Nana: "I dream incessantly of a creator who, through his art, can actually influence the life of all beings, and then the life of the entire universe, the most distant star, to the end of space and time. And then to substitute himself for the universe, to become the World itself. Only in such a way can a man, an artist, fulfill his purpose." - Đoạn này rồi sẽ vang vọng trong truyện cuối cung của tập, The Architect.
+ Trong mười sáu năm liên tục, Egor viết hàng nghìn trang giấy. Anh viết gì? Chỉ một chữ "no". Nhưng anh nói gì: " I don't write mechanically. I want that every single no, and I mean every single one of them, to be thought and felt from the depth of its marrow. To be lived with all my nerves, with all my flesh.
+ Thời gian là kẻ hủy diệt vĩ đại, hơn tất cả bom đạn, chiến tranh, thiên tai. Không ai chống chọi nổi thời gian.
=====
+ Truyện cuối cùng, The Architect thì mọi chuyện khá rõ ràng, mà mỏi tay quá cũng không note nữa.
Đang trong cơn đọc văn học Nhật nên tôi vớ lấy Mắt trần của Yoko Tawada xơi luôn. Cuốn này tôi mua sách cũ trên mạng.
Yoko Tawada là nhà văn Nhật sống ở Đức, viết bằng cả tiếng Nhật lẫn tiếng Đức, đã có Mắt trần và Chàng chó được dịch ở Việt Nam. Cần phân biệt nàng với Yoko Okawa, tác giả của Giáo sư và công thức toán, Quán trọ hoa diên vỹ, Kết tinh thầm lặng, Nhật ký mang thai. Mắt trần in ở Việt Nam từ 2011 nhưng hầu như không ai biết tới. Tôi còn đọc Chàng chó qua bản tiếng Anh trước khi biết Tawada đã từng được dịch ở Việt Nam. Nàng tới Việt Nam qua bàn tay bà đỡ của NXB Phụ Nữ, chắc là một trong vài nhà xuất bản còn tự làm sách mà không phụ thuộc vào các công ty liên kết.
Kokoro có hai bản dịch ở Việt Nam, một là bản của Đỗ Khánh Hoan - Nguyễn Tường Minh dịch là Nỗi lòng và hai là bản của Đặng Lương Mô dịch là Lòng người. Tôi đọc bản của Đặng Lương Mô. Không phải do chọn lựa gì mà chỉ là vì không có bản kia. Đọc phần Lời người dịch của Đặng Lương Mô, thấy ông đề xuất cách dịch là Lòng người chứ không phải Nỗi lòng cũng khá thuyết phục.
Kokoro là một trong những cuốn đọc xong mà tôi không biết nói gì. Trên bề mặt, truyện có vẻ tẻ. Ở phần một, cậu thư sinh xưng tôi tình cờ làm quen với một người hơn tuổi mà cậu ta gọi là "thầy". Cậu thư sinh sẽ thường xuyên thăm viếng người gọi là thầy này, cũng có thể gọi là có chút thân thiết giữa hai người, nhưng người thầy vẫn giữ một khoảng cách và một chút bí ẩn nhất định. Điều đáng chú ý này là người thầy này không viết lách, không nghiên cứu, không giảng dạy và cũng không đi làm gì cả. Phần hai là chuyện cậu thư sinh tốt nghiệp đại học, về quê ở với cha mẹ, cha cậu khi đó đang ốm nặng. Phần ba là lá thư của người thầy gửi cho cậu thư sinh, kể lại chuyện của thầy khi trẻ, mối quan hệ bạn bè với một người bạn gọi là K - chính là người thầy đi thăm mộ hàng tháng. Lá thư này thực chất là di thư, vì khi cậu thư sinh nhận được thì người thầy đã tự sát rồi. Lá thư này vừa là lời thú tội, vừa phản ánh triết lý sống, vừa là sự dằn vặt của một con người không tha thứ cho chính mình. Tôi để ý thấy cả cậu thư sinh và ông thầy kia gần như không có bạn, cậu thư sinh chỉ có mối quan hệ với ông thầy, còn ông thầy kia dường như chỉ có một người bạn là K. Cả hai có vẻ đều cô độc.
Tôi không hiểu vì sao phần thứ hai lại cần thiết. Có thể bỏ hoàn toàn phần hai ra mà không ảnh hưởng tới cấu trúc của câu chuyện. Phần một và phần ba kết nối với nhau đủ thành một câu chuyện vừa đẹp, xoay quanh chủ đề lòng người, về việc lòng dạ con người ta có thể thay đổi như thế nào trước tiền bạc hoặc trước tình cảm trai gái.
Đọc nhiều văn học Nhật Bản rồi thì không còn bất ngờ nữa về việc người Nhật có thể dễ dàng tự sát như thế nào. Có vẻ đối với họ việc sống hay không sống không phải là vấn đề quan trọng. Danh dự là quan trọng, hẳn nhiên, nhưng ý nghĩa của đời sống cũng quan trọng, và do vậy khi họ thấy sống không có ý nghĩa thì đi tìm ý nghĩa trong cái chết. Có những thứ người phương Tây chẳng bao giờ hiểu được người Á Đông, mà giữa người Á Đông với nhau thì người Việt cũng khó mà hiểu được người Nhật. Tinh thần, cốt cách của họ hoàn toàn khác. Cho nên đọc truyện Nhật, xem phim Nhật ta sẽ thường thấy những thứ "weird".
Tối qua đi làm về, ăn cơm xong nằm trên chiếc ghế kỳ diệu đọc All Our Yesterdays của Natalia Ginzburg được ba trang thì lăn ra ngủ mất. Tôi đọc cuốn này mấy ngày rồi mà chưa vượt qua ba chục trang vì khả năng ngủ siêu việt của mình. Thật ra cuốn nào đọc sau giờ ăn tối cũng thế thôi. Chủ yếu tôi đọc ban ngày, vào những ngày cuối tuần. Mắt dán vào máy tính cả ngày nên rất mỏi, tối rất dễ buồn ngủ, chưa kể tôi lại quen dậy sớm, nên đi ngủ cũng sớm như gà.
Ngủ được tí, đi tắm phát thì tỉnh ra. Trên đường lên giường tôi chộp đại một cuốn gì đó định bụng đọc vài trang thôi. Tình cờ đó lại là Người thủy thủ bị biển khước từ, bản in khá đẹp năm 2018, Nguyễn Như Đạt dịch. Ấy vậy mà tôi đọc luôn tới 10 giờ đêm, được hơn nửa cuốn, vì cuốn này cũng ngắn. Thực ra tôi đọc cuốn này nhiều năm trước rồi, không nhớ bản dịch nào. Đây chính là cuốn đưa tôi đến với Mishima.
Rất khó nhắc tới cuốn này mà không spoil một cái gì đó; nên cho dù định độc thoại chăng nữa thì vẫn phải xắt mỏng lương tâm như một miếng thịt luộc được xắt bởi một đầu bếp siêu hạng, rồi xăm lên đó dòng chữ Spoiler Ahead.
Người thủy thủ bị biển khước từ là chuyện tình giữa một thủy thủ và một góa phụ, cả hai người chỉ vừa mới ngoài ba mươi. Tuy nhiên, trung tâm của câu chuyện là Noboru - cậu con trai mười ba tuổi của góa phụ kia. Noboru là thành viên của một nhóm thiếu niên, cầm đầu là một thằng nhóc được gọi là thủ lĩnh (không thấy nhắc đến tên).
Lần đọc lại này, tôi mới thấy mình bỏ lỡ vài thứ trong lần đọc đầu. Mấu chốt kết nối các thành viên trong nhóm thiếu niên này không phải là tính cách nổi loạn ngầm hay sự dở hơi ương bướng đặc trưng của đám con trai đang dậy thì, mà là ghét bố. Cả đám đều ghét bố. Với Noboru, thì bố cậu đã mất, nhưng khi người thủy thủ Ryuji khi bước vào cuộc đời của mẹ Noboru thì Ryuji đã đóng vai người bố sâu trong tâm tưởng của Noboru mặc dù có thể Noboru không thừa nhận điều đó - đúng là một hình nhân thế mạng. Việc ghét bố lập tức khiến ta nghĩ ngay đến mặc cảm Ơ-đíp - yêu mẹ ghét cha. Ta không có nhiều thông tin về những đứa trẻ khác trong nhóm, nhưng ở Noboru sự yêu mẹ này thể hiện quá rõ ràng, thậm chí còn mang tính cách dục tính (ngắm mẹ khỏa thân qua kẽ hở phòng ngủ). Kể từ lúc nhận ra mặc cảm Ơ-đíp ở Noboru, ta đã biết được số phận của Ryuji.
Chỉ báo thứ hai về số phận của Ryuji nằm ở ngay tựa đề cuốn sách - bị biển khước từ. Chọn nghiệp làm thủy thủ nghĩa là chọn biển cả, chọn cái mênh mông, dữ dội đồng thời bất định lênh đênh - lựa chọn hiểm nguy đó mới tạo nên anh hùng. Tuy nhiên, khi Ryuji sa vào lưới tình, chọn mặt đất, chọn sự an lành, ổn định với những lớp học tiếng Anh và quy tắc xã giao thì Ryuji đã phản bội biển cả. Anh khước từ biển, do vậy, bị biển khước từ. Mọi sự phản bội đều phải trả giá. Noboru chỉ là kẻ được chỉ định thực hiện sự trừng phạt đó thôi.
Rất nhiều người không thích Mishima, cả về đời tư, tính cách, tư tưởng cũng như tác phẩm của ông. Họ nhìn nhận ông là một nhà văn giỏi, nhưng khó tìm được sự đồng điệu với tác phẩm của ông. Xét về fan base ở Việt Nam, thì fan base của Mishima nhỏ hơn fan base của Kawabata nhiều lần, và tất nhiên không có cửa so với Murakami. Đúng là hầu hết tác phẩm của Mishima không cho ta cảm giác dễ chịu - chúng đa phần u tối, khiến ta nhờn nhợn, bứt rứt. Người thủy thủ bị biển khước từ rõ ràng không phải là sách dành cho con ngoan, trò giỏi, đội viên xuất sắc.
Mishima là một trong những nhà văn mà tôi mến mộ bậc nhất. Tôi đã đọc không dưới chục cuốn của ông. Tuy đã nghe nhiều về bộ tứ Bể phong nhiêu, mà Tuyết xuân là cuốn đầu tiên, nhưng tôi lại chưa đọc cho dù có đôi lần hạ quyết tâm. Nay Tuyết xuân đã hiện diện trong tiếng Việt, được dịch trực tiếp từ tiếng Nhật, đọc sướng hơn vòng qua tiếng Anh nhiều, tôi đọc luôn một mạch ngay khi vừa nhận được sách. Bản thân điều này đã đáng nói nếu biết lúc nào tôi cũng đọc dở dang chừng chục quyển và đã từ lâu không ước lượng số sách chưa đọc trong nhà.
Về căn bản, Tuyết xuân là một chuyện tình. Nhưng nó không phải là một chuyện tình lãng mạn theo lối thông thường. Nó không phải là chuyện thương thương nhớ nhớ tầm phào, không phải chuyện tình yêu sét đánh, cũng chẳng phải là chuyện tình ngọt ngào và man trá. Nó là một chuyện tình được viết bởi một nhà văn thấu đáo đến tận cùng bản thể con người.
Truyện lấy bối cảnh Nhật Bản đầu thế kỷ XX, khi làn sóng Tây phương dần dội vào tầng lớp quý tộc vốn đang rạn nứt. Kiyoaki Matsugae được miêu tả là một mỹ nam tử, là một thanh niên quý tộc được nuôi dạy trong nhung lụa, và Satoko Ayakura - cô tiểu thư mang vẻ đẹp chín chắn, điềm đạm là hai nhân vật chính của câu chuyện. Việc Mishima dành nhiều trang tả đi tả lại vẻ đẹp của Kiyoaki là có thể hiểu được, nếu ta biết về nhân thân của nhà văn.
Nhưng Tuyết xuân không đơn thuần là một câu chuyện tình giữa hai người trẻ tuổi. Đó còn là một cuộc va chạm giữa cảm xúc chân thật và khuôn phép xã hội - va chạm đó sẽ dẫn tới bi kịch. Đáng nói hơn cả, Mishima rất tài khi cho thấy để một người trẻ tuổi hiểu được cảm xúc thật của mình chẳng phải là điều dễ dàng gì, và bi kịch kia hoàn toàn có thể tránh được nếu các nhân vật trẻ tuổi của chúng ta hiểu rõ bản thân sớm hơn một tí. Nhưng tuổi trẻ, đúng là tuổi trẻ, luôn đầy hoài nghi, ngờ vực về bản thân; có mấy ai dám khẳng định lúc mười tám, hai mươi mình đã hiểu rõ bản thân muốn làm gì hoặc yêu ai đâu.
Đọc những trường đoạn phân tích tâm lý nhân vật của Mishima trong Tuyết xuân, tôi cứ băn khoăn ông có chịu ảnh hưởng của Dostoievski không. Câu trả lời dường như là có. Khả năng phân tích tâm lý, đặc biệt những mâu thuẫn trong tâm lý nhân vật của Mishima thật sự cao cường. Kiyoaki nói thẳng ra là một nhân vật khó ưa - cậu ta kiêu căng, ích kỷ, đầy mâu thuẫn, hành động bất nhất; nếu là bạn hay con ta thì ta chỉ muốn đá đít. Nhưng cùng lúc, ta thông cảm với cậu ta: trong sự do dự và yếu đuối của cậu ta, ta thoáng thấy chính mình.
Ngôn ngữ trong Tuyết xuân vừa mang nét thanh nhã truyền thống Nhật Bản, vừa thấm đẫm kiểu lãng mạn Tây phương. (Tôi nhớ tới Tình cuồng của Raymond Radiguet.) Những đoạn miêu tả cảnh vật luôn nhẹ nhàng, như thể người viết đang thả từng giọt mực lên nền giấy đã được hong khô bằng gió xuân. Mishima viết về tình cảm, tình dục thật gợi tình mà vẫn luôn tao nhã. Đoạn này, tả cảnh hai người yêu nhau trên bãi biển, dưới ánh trăng: "Mọi thứ xung quanh họ, bầu trời sáng trăng, mặt biển lấp lánh, cơn gió phiêu diêu trên cát, rặng thông rì rào phía xa xa, tất cả đều hẹn trước sự diệt vong", như viết lại thơ Xuân Diệu "Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt/ Những vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài."
Tuyến nhân vật phụ của Tuyết xuân, có những nhân vật chỉ thoáng qua nhưng có những phát ngôn hay được miêu tả cực kỳ đặc sắc. Bà nội của Kiyoaki chẳng hạn, bà xuất hiện chắc chỉ ở hai, ba trang giấy khi gia đình có chuyện khủng hoảng, nhưng nói những câu "vô tiền khoáng hậu mang âm hưởng như tiếng ngựa phi nước đại". Giọng nói của bà được tả là "như vang vọng từ một thời đại đầy biến động đã bị lãng quên...những phụ nữ tầm tuổi bà thuộc thế hệ những bà nội trợ có thể bình tĩnh rửa bát trên những dòng sông lềnh bềnh xác chết." Riêng cậu bạn Honda rất mực trung thành của Kiyoaki thì có vẻ mang một chút hình bóng của Mishima: tình cảm của Honda dành cho Kiyoaki dường như trên mức tình bạn, đặc biệt ở những đoạn Honda ngắm Kiyoaki nằm ngủ.
Tuyết xuân có lẽ là cuốn sách dành cho những tình yêu bất khả, dành cho những kẻ từng yêu một ai đó trong đời, từng khao khát được gần mà phải chọn đứng cách xa, hoặc từng day dứt vì những điều không thể cứu vãn. Tôi chờ đọc ba phần còn lại của Bể phong nhiêu. (Có bản tiếng Anh đấy, nhưng tiểu thuyết Á đọc tiếng Việt vẫn hơn.)
Tương tự bài này, đây là bài thứ hai trong tổng số hai bài tôi đã đóng góp cho trang điểm sách theo phong cách rất nghiêm túc và thiếu hiểu biết Danh Mục Sách.
Tương truyền, khi Đàm Hà Phú vừa nổi lên, ông hoàng show biz Đàm Vĩnh Hưng đã ngửa mặt lên trời, đấm ngực bành bạch mà than rằng: Trời sinh Hưng sao còn sinh Phú?
Liệt kê không theo thứ tự nào:
1/ If Beale Street Could Talk, James Baldwin
Hồi trước mấy ông bạn tôi lập ra trang Danh Mục Sách, chuyên review sách một cách tào lao. Đại để lấy một cuốn sách ra review, nhưng thực chất nói chuyện tếu táo, không liên quan gì tới cuốn sách cả. Tôi có tham gia hai bài. Đây là một bài trong hai bài đó, "review" cuốn Bức xúc không làm ta vô can của Đặng Hoàng Giang.
1. Không có truyện nào trong tập truyện này, mang tên Nối đuôi nhau đến vô cùng.
2. Không có truyện nào trong tập này cho ta biết chuyện xảy ra ở đâu, không có Huế, Sài Gòn, Hà Nội, Singapore hay San Francisco. Không có một không gian cụ thể. Chỉ có những không gian mơ hồ: ở một xứ nọ, một vương quốc nọ, một thành phố nọ, một quán cà phê nọ…Trong năm 2024, tôi đọc đâu đó sáu, bảy cuốn của Graham Greene. Trường hợp của Greene là trường hợp viết đều tay quá thành ra khó chọn ra tác phẩm nổi bật nhất. Các danh sách best, top này nọ, thường đều có một tác phẩm của ông: khi thì The Power and the Glory, khi thì The End of the Affair. List này thì cho The Heart of the Matter là xuất sắc nhất của ổng, list khác chọn The Human Factor xuất sắc nhất. Ở Việt Nam, dĩ nhiên The Quiet American nổi nhất, đơn giản chỉ vì mỗi cuốn đó được dịch. [Đính chính: Sau này, tôi phát hiện ra ông đã được dịch tới 7, 8 cuốn, nhưng những cuốn in ở Sài Gòn trước 75 cực hiếm.]
Greene hay được gán cái danh nhà văn Catholic, và ông rất ghét điều đó, mặc dù Catholic là chủ đề trở đi trở lại trong hầu hết tác phẩm của ông. Tôi thì thấy ông nên được gọi là nhà văn của rượu và gái. Mỹ miều hơn thì là nhà văn của whisky và ngoại tình. Các nhân vật của ông đều nghiện whisky. Nhân vật chính trong The Power and the Glory là một ông linh mục rượu chè be bét. Nhân vật chính nào hầu như cũng ngoại tình. Điểm đặc biệt là người cắm sừng và người bị cắm sừng còn hay trò chuyện thân tình với nhau như tri kỷ.Cuốn này chẳng phải về bồ câu cũng chẳng phải cô đơn, mà là chuyện cao bồi và gái điếm. Cuốn sách kể về một chuyến lùa gia súc của các chàng cao bồi Viễn Tây từ Texas lên Montana. Nó hoang dã, nó khốc liệt đã đành, nhưng nói lại còn lãng mạn, nên thơ và đầy minh triết.
Với đề tài viễn tây thì hoang dã và khốc liệt thì đương nhiên rồi, nhưng phê phang hơn cả trong cuốn này là những tình cảm chân thành, và tôi ghét dùng từ này nhưng phải dùng, sâu sắc, trong tình bạn giữa các chàng cao bồi và trong tình yêu giữa các chàng và các cô gái, phần lớn là điếm. Những tình cảm ấy, tình yêu giữa các chàng cao bồi và các cô gái điếm, tình bạn giữa các chàng, không màu mè hoa lá cành nên rất mực chân thành và cảm động. Trong sách còn có những đoạn siêu lãng mạn, mà khi đọc những chuyện ấy, ta sẽ thấy đại đa số những cuốn sách và bộ phim được dán nhãn lãng mạn chỉ là những trò lố bịch, ủy mị hay đạo đức giả.
Cuốn sách gần 700 trang, tôi đọc đâu đó bốn năm ngày. Tôi đọc rồi bảo nội các của tôi cùng đọc. Rồi tôi trót hô hoán trong một group đọc sách nên cuốn sách bán ế hơn chục năm giờ tuyệt bản.
Cuốn sách này, bản in tiếng Việt trông xấu xí và cẩu thả thế thôi, chứ hay thật là hay. Người Mỹ gọi đây là kiệt tác của họ. Tôi thì sợ chữ kiệt tác vốn bị các nhà sách lạm dụng để bán sách. Tôi đọc xong thấy hay thì bảo hay thế thôi. Những cuốn sách như thế này giúp tôi cân bằng với corporate world. Giá trị nội tại của tôi là sự cân bằng. Vì vậy, tôi đảm bảo giá trị của mình bằng những cuốn tiểu thuyết như thế này.
Châu Mỹ La tinh có vẻ không thể ngừng sản xuất ra những nhà văn và tiểu thuyết quyến rũ: Gabriel Garcia Marquez, Mario Vargas Llosa, Roberto Bolano, Juan Rulfo và giờ là Itamar Viera Junior với cuốn Crooked Plow vừa được shortlisted cho giải Booker International năm nay, 2024. Số là sau khi than vãn về sự chán của cuốn quán quân Booker International năm nay, có bạn đã giới thiệu với tôi cuốn mà bạn ấy nghĩ xứng đáng hơn, đó là Crooked Plow.
Crooked Plow mở đầu với chuyện hai bé gái người Brazil gốc Phi vùng sâu vùng xa lục rương bà nội thấy một con dao cán ngà rất đẹp bèn cho vào mồm để liếm, một bé bị thương và bé kia vĩnh viễn mất tiếng nói. Sự kiện định mệnh đó gắn chặt hai chị em với nhau, bởi một người sẽ là tiếng nói của người kia. Lưỡi dao kia bị vứt đi, tìm lại được và sẽ một lần nữa lóe lên ở cuối truyện.Hôm nọ nhân vụ Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian đang ồn ào, thấy có bác gì bảo Tây mà nó trao giải cho châu Á thì nó chỉ trao cho đồng tính, õng ẹo, nghiện rượu, điếm, tàn tật, vượt biên … thôi, tôi bèn nghĩ ngay tới Han Kang như một phản ví dụ. Tất nhiên có thể nghĩ tới Kawabata, Oe Kenbuzaro hay thậm chí Mạc Ngôn nhưng như thế thì hơi dao mổ trâu quá.
Han Kang, nhà văn Hàn Quốc sinh năm 1970, đoạt giải Man Booker International với cuốn Người ăn chay. Những tác phẩm khác của cô đã được dich ra tiếng Việt còn có Bản chất của người, Trắng. Gần đây tôi mới đọc Những giờ học tiếng Hy Lạp qua bản tiếng Anh. Tất cả tác phẩm của cô được viết ở một trình độ rất cao. Chủ đề của cô cũng mang tầm phổ quát, không bị hạn chế bởi biên giới quốc gia, kể cả ở một cuốn như Bản chất của người vốn lấy bối cảnh lịch sử là sự kiện đàn áp phong trào dân chủ dưới thời chính quyền quân sự Hàn Quốc. Ở Người ăn chay, chủ đề là xung đột giữa cái được coi là dị biệt và cái bình thường. Trắng, là chiêm nghiệm về nỗi đau, sự mất mát. Những giờ học tiếng Hy Lạp là sự kết nối giữa những cá thể mất kết nối với quê hương, ngôn ngữ hoặc gia đình. Văn của Han Kang hàm súc, nhiều chỗ gần với thơ.
Han Kang độc đáo, sáng lấp lánh và bọn Tây đã trao một cái giải rất oách cho cô bất chấp cô không viết về đồng tính, đĩ điếm hay vượt biên.Dạo này tôi đọc sách chậm kinh khủng. Tôi đọc nhiều cuốn cùng một lúc, nhưng không hoàn thành được cuốn nào. Trong số những cuốn đang đọc, có The Possibility of an Island của Michel Houellebecq, dĩ nhiên tôi đọc bản dịch tiếng Anh. Đây là cuốn mà tôi thấy mình có triển vọng hoàn thành nhất. Tôi ghi và chép một số thứ trong khi đọc cuốn này ở đây.
+ "There are times when I unlock the fence to rescue a rabbit, or a stray dog; but never to bring help to a human." - Đoạn này là tự sự của Daniel 24, tức Daniel phiên bản thứ 24. Human ở đây là savage - người man dã; tức giống người còn tồn tại trong tự nhiên sau thiên tai, chiến tranh hạt nhân etc. đã trở lại thành gần như người nguyên thủy.
+ "Pierce's first law identifies personality with memory. Nothing exists, in the personality, outside what is memorizable (be this memory cognitive, procedural, or emotional); it is thanks to memory, for example, that the sense of identity does not dissolve during sleep." - Đây là quy luật đầu tiên trong 3 quy luật của Pierce - chưa rõ là ai, có vẻ là một nhà khoa học.
+ Có lẽ thứ tôi thích trong tác phẩm của MH là sự frankness của ông, thẳng tuột, đập vào mặt. Mối quan hệ của nhân vật Daniel 1 với Isabelle trong cuốn này cũng được tả là incredible frankness.
+ Một cú châm chích châu Âu: "The existence of pets is relatively recent in Spain. A country with traditionally Catholic, macho, and violent culture, until only a little while ago, treated animals with indifference, and occasionally with a dark cruelty. But standardization was doing its work, on this level as on others, and Spain was approaching European, and especially English, norms. Homosexuality was more and more widespread and accepted; vegetarian food was becoming increasingly available, as were New Age baubles; and pets...were gradually replacing children in the family." - Tự nhiên tôi nghĩ VN cũng đang thay đổi theo hướng này.
+ Tự sựcủa Daniel 1: "I stopped and considered the ocean and the stars.... The music of the spheres, the starry sky; the moral law in my heart." - À ha, Kant đây rồi: Bầu trời đầy sao trên đầu tôi và quy luật đạo đức trong tôi.
+ Từ commentaries của Daniel 24, tức Daniel phiên bản thứ 24: "Being genetically descended from Daniel 1, I have, of course, the same features, the same face: most of our gestures and expressions, even, are similar (although my own, living as I do in a nonsocial environment, are naturally more limited); but that sudden expressive distortion, accompanied by the characteristic chuckles, which he called laughter, is impossbile for me to imitate; I cannot even imagine its mechanism."- Daniel 1 là một commedian, còn Daniel 24 là bản clone của Daniel 1. Daniel 24 và các phiên bản clone khác được gọi là neohumans. Ở neohumans, cười và khóc dần biến mất qua các phiên bản clone qua các thế hệ.
+ Từ commentary của Daniel 24, ta biết trong những năm cuối cùng trước khi loài người biến mất, tỷ lệ người chết tự nguyện lên tới 100%, trung bình 60 tuổi toàn cầu; ở những nước phát triển hơn là năm mươi. "At no moment in human history does growing old seem to have been a pleasure cruise. Một nhân vật tự mô tả: " full of young man's desire, with the body of an old man." Chủ đề getting old, chán ghét tuổi già sẽ thấy rõ hơn ở những đoạn sau. Đỉnh điểm là trong một buổi tiệc thác loạn, mà những người dự tiệc không ai quá 25 tuổi, Daniel 1 bị người tình trẻ bỏ rơi, nhân vật Daniel 1 cuối cùng masturbate bên hồ bơi.
+ Commentary của Daniel 1, nhạo báng Communism: "one cannot say that Communism has particularly fostered sentimentality in human relations; it is, on the whole, brutalitty that is predominant among the ex-Communists..."
+ Daniel 1 gặp gỡ lần đầu với một couple theo Elohim, một giáo phái tin rằng các đấng sáng tạo của họ, Elohi, số nhiều chứ không phải số ít, là những sinh thể có thật, tiến hóa hơn con người, có thể du hành không gian và tạo ra sự sống, đã chinh phục được tuổi tác và cái chết. Để cho các Elohim quay lại, con người phải xây dựng một embassy. Nhà tiên tri của họ tin rằng embassy cần được xây dựng ở đảo Lanzarote, thuộc quần đảo Canary. Lanzarote là tên một tiểu thuyết khác của MH.
+ Elohimism bành trướng nhờ vào consumer capitalism, vốn đã biến tuổi trẻ thành một thứ hàng hóa đầy khao khát, và nhờ vào sự hứa hẹn bảo tồn tuổi trẻ và những thú vui đi kèm với tuổi trẻ. Trong thời kỳ đầu của Elohimmite Church, DNA của các follower đã bắt đầu được bảo tồn, phục vụ việc nhân bản về sau.
+ "happiness being the exclusive preserve of youth".
+ Tụ sự của Daniel 25: " Daniel 1 lives again in me, his body knows in mine a new incarnation, his thoughts are mine; his memories are mine; his existence actually prolongs itself in me, far more than man ever dreamed of prolonging himself through his descendants. My own life, however, I often think, is far from the one he would have liked to live." Lưu ý từ thế hệ thứ 12 của neohuman, đã bắt đầu xảy ra hiện tượng defection - đào ngũ.
+ Phần cuối của cuốn sách là việc Daniel 25 từ bỏ nơi ở của mình, ra ngoài vòng rào bảo vệ, dấn thân phiêu lưu vào thế giới bên ngoài. Trong hành trình này, con chó của anh ta sẽ chết, và :" I now knew with certainty that I had known love, because I knew suffering." Trong hành trình này, rồi anh ta cũng biết tới physical suffering, và như thế là mục đích của neohuman đã thất bại, bởi neohuman được thiết kế để không biết tới thú vui cũng như đau khổ, như một cỗ máy vậy.
Mất gần một tháng tôi mới đọc xong cuốn này. MH gây nhiều tranh cãi ở phương Tây và tôi hiểu vì sao. Với tôi, tôi thấy MH luôn là một sự khác biệt. Với cuốn này, gần như tôi đã đọc xong toàn bộ tiểu thuyết của MH, trừ cuốn mới nhất.
Chiều trước khi nghỉ Noel, hơi quỡn, gõ nhăng cuội tí. Mọi năm hay làm list những sách ưa thích trong năm, nhưng cái sự làm list gần đây bị công kích dữ quá, nên gõ luôn thành bài cho nó hoành.