Chế Lan Viên có bài Tập qua hàng nổi tiếng, tôi chép lại theo trí nhớ:
Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽ
Trở về nắng sáng cũng mong. Cây
Cũng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và bướm
Cũng thêm màu trên cánh đang bay.
Kỹ thuật vắt dòng, rớt chữ trong thơ Việt Nam đầu
tiên hẳn được các nhà thơ mới sử dụng, nhiều nhất là Xuân Diệu, chẳng hạn trong
mấy câu này:
Bâng khuâng chân tiếc giậm lên vàng
Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang,
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá
Và làm sai lỡ nhịp trăng đang
Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh…
Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang,
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá
Và làm sai lỡ nhịp trăng đang
Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh…
Chữ “đang” ở khổ trên phải đọc liền xuống câu dưới
thì mới có nghĩa.
Sau này, kỹ thuật vắt dòng trên được các nhà thơ trường
phái Bút Tre tận dụng triệt để. Những câu nổi tiếng nhất có thể kể:
Anh đi công tác Pờ-lây-
Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra
Hay
Chị em nô nức đánh cầu
Lông bay vun vút trên đầu chúng ta
Gần đây, đọc Thư kiếm ân cừu lục - bộ truyện đầu tiên của Kim
Dung mà tôi lại đọc sau cùng, mới biết Kim Dung cũng đã cho Càn Long làm thơ vắt
dòng khi ông vua si tình này ca ngợi nàng ca nữ Ngọc Như Ý ở Hàng Châu:
Hàng Châu có ả Ngọc Như
Ý nghìn con gái kinh sư không bằng.
Vì vụ si tình này mà Càn Long đã bị nàng Ngọc Như Ý
dụ lột hết quần áo ra, rồi bị phe Trần Gia Lạc bắt cóc đi.
Cuối cùng, mời thưởng lãm hai câu thơ vắt dòng của
ông nội bạn Pi & Alpha:
Hẹn nhau ở đỉnh đèo Cù
Mông em láng lẩy trơn tru đợi chàng.:)
hí hí sáng sớm đọc vắt dòng cười sắp vỡ bụng.
ReplyDeletehay, di dom lam!!!
ReplyDelete