Tuesday, 8 November 2011

Thè lưỡi ở Tây Tạng

 Năm 1987, tập truyện ngắn Stick Out Your Tongue (Thè lưỡi ra) của Ma Jian (Mã Kiến), nhà văn Trung Quốc sinh năm 1953 hiện đang sống ở London, xuất hiện trên tạp chí  Nhân dân Văn học của Trung Quốc. Không lâu sau, cuốn sách bị thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc. Thông báo thu hồi có đoạn: "Thè lưỡi ra là một cuốn sách thô tục, dâm ô bôi nhọ hình ảnh của đồng bào Tây Tạng chúng ta. Mã Kiến không khắc họa được những tiến bộ to lớn mà nhân dân Tây Tạng đạt được trong công cuộc xây dựng một Tây Tạng xã hội chủ nghĩa thống nhất, thịnh vượng và văn minh. Hình ảnh Tây Tạng trong tác phẩm bẩn thỉu, đáng hổ thẹn này không có dáng dấp nào của hiện thực, thay vào đó là sản phẩm tưởng tượng của tác giả và khao khát ám ảnh về tình dục và tiền bạc của anh ta... Không ai được phép đọc cuốn sách này. Mọi bản in của tạp chí Văn học nhân dân phải bị thu hồi và tiêu hủy ngay tức khắc."


Tây Tạng, như được tả trong các truyện ngắn của Ma Jian trong tập này không phải là một xứ sở linh thiêng, thanh khiết như người ta thường nghe nói tới, mà là một xứ sở bán khai, khắc nghiệt đến mức gây sốc. Những chuyện được kể ở đây:  lóc thịt người chết cho chim ăn theo tục thiên táng, loạn luân nhiều thế hệ, treo xác chết trên tường, .v.v. có thể vượt quá sức chịu đựng của người đọc.  Tuy nhiên, nói như người kể chuyện trong một trong những truyện này, anh ta viết lại câu chuyện với hy vọng anh ta có thể bắt đầu quên nó đi.  Còn theo Ma Jian, thì " người Tây Tạng cũng có thể đồi bại và tàn bạo như tất cả chúng ta. Lý tưởng hóa họ là khước từ nhân tính ở họ."


Không chỉ Thè lưỡi ra, toàn bộ tác phẩm của Ma Jian đều bị cấm ở Trung Quốc. 




Bản dịch truyện Lễ quán đảnh của Hà Vũ Trọng mới được đưa lên Tienve


http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do;jsessionid=4A258B12133EC645610472B2C1139E75?action=viewArtwork&artworkId=14831

17 comments:

  1. Mỗi ngày một tác phẩm ... bị cấm... :-P

    ReplyDelete
  2. Cuốn Sarajevo có bị cấm đâu!

    ReplyDelete
  3. Vấn đề là những điều trong "thè lưỡi ra" là kể thực hay tưởng tượng.
    để biết vì sao Nhà Nước TQ cấm.
    (thinking)

    ReplyDelete
  4. Chắc là cuốn của Nguyễn Vĩnh Nguyên bị thu hồi vì lý do gần tương tự.

    ReplyDelete
  5. Bạn Mund sẵn sách thế, cần kiểu gì cũng có !

    ReplyDelete
  6. Ma Jian thì mình biết lâu rồi :>

    ReplyDelete
  7. Trung Quốc với Việt Nam rất giống nhau ở chỗ: cuốn gì càng cấm thì càng hot, càng nhiều người cất công tìm đọc. Bản tiếng Trung của cuốn này có đầy rẫy trên mạng, thậm chí có cả bản scan của tác phẩm này trên "Nhân dân văn học". Tác phẩm này là do Cao Hành Kiện tiến cử lên tổng biên tập của Nhân dân văn học. Sau khi đăng lên rồi bị cấm, tổng biên tập của Nhân dân văn học là Lưu Tâm Vũ cũng bị đuổi luôn, còn bác Mã thì phải chạy sang Hồng Kông. Trên BBC có một bài của Mã Kiến, hình như có liên quan đến "văn tự ngục" thì phải, em cũng không nhớ rõ lắm.

    Cuốn trên của Mã Kiến, anh Gỗ Mun kiểm tra lại, em đọc nguyên bản tiếng Trung thì nó được gọi là "một cuốn tiểu thuyết" chứ không phải một tập truyện ngắn?. Tên nguyên bản của nó cũng rất đặc biệt 亮出你的舌苔或空空荡荡, dịch sang tiếng Việt thì là: "Thè hết lưỡi của bạn ra hoặc trống hươ trống hoác" (liều dịch), với thâm ý đã nói thì phải nói hết sự thật. (Trong cuốn tiểu thuyết, tác giả dùng ngôi thứ nhất và dùng thủ pháp kể chuyện theo lối ghi chép phỏng vấn để tạo ấn tượng về độ chân thực cho độc giả. Còn những gì ông tả có phải là chân thực thật sự hay không thì chưa biết). Chính cái tiêu đề này là đối tượng châm chích của nhiều nhà phê bình Trung Quốc, họ nói rằng "tự do ngôn luận cũng cần có biên giới, nếu không nghĩ về điều đó, khi bạn muốn thử bày tỏ, bạn sẽ giống như tiêu đề cuốn tiểu thuyết của Mã Kiến: thè hết lưỡi của bạn ra...trống hươ trống hoác..." :)) :))

    Em thực tình không hề thích cuốn này một chút nào. Đọc xong, cực kỳ khủng bố, cảm giác ghê sợ đến độ không chịu đựng được. :))

    ReplyDelete
  8. Cảm ơn bạn Quách, vẫn muôn năm như hôm qua:)

    Nó là tập truyện ngắn đấy chứ, QH cũng đọc rồi còn gì?

    Thức khuya kinh dị nhỉ?

    ReplyDelete
  9. Hình như lóc thịt người cho chim ăn gọi là điểu táng bác ạ (said so Văn Cầm Hải).
    Em đọc Bút ký Tây Tạng thấy rất ấn tượng với đoạn lóc thịt này, vừa đọc vừa tưởng tượng cứ một nhát dao tung ra là miếng thịt bay lên rồi có con chim sà xuống đớp, hết bên trái rồi sang phải (không biết mình có bệnh quá không).

    ReplyDelete
  10. thiên táng, điểu táng là một đấy - hình như thế

    ReplyDelete
  11. nói chuyện xứ ta đi, quyển sách Đứng ở lưng chừng nhìn xuống đám đông ấy.

    ReplyDelete
  12. cái ý kiến kia có đăng chưa?

    ReplyDelete
  13. Đang biên tập và kiểm duyệt, chắc sợ đăng bị thu hồi luôn tờ báo.

    ReplyDelete
  14. Nó là một "báo cáo văn học" thì đúng hơn là một cuốn tiểu thuyết. Nó gồm những câu chuyện nhỏ được ghi chép lại trong tổng thể chuyến đi đến Tây Tạng của nhân vật "tôi". Vì thế khó có thể xem đó là một tập truyện ngắn. Em cho là thế

    Em chưa đọc "Đứng ở lưng chừng nhìn xuống đám đông" nên em không biết phải bình luận gì, nhưng cuốn "Thè lưỡi...." của Mã Kiến đụng chạm đến vấn đề tôn giáo rất sâu sắc. Những đoạn miêu tả của ông trong câu chuyện cuối cùng (anh Gỗ Mun đọc rồi chứ), câu chuyện về nhân vật nữ được xem là Phật chuyển thế ấy, những đoạn ông mô tả về việc Phật tử hiến lục phủ ngũ tạng lên đức Phật (một bàn đầy những lòng ruột đã được tẩy trùng), nghi lễ quán đỉnh (Abhişeka)cô gái trong tư thế Yab-Yum (giao hợp tọa) với một vị sư (mà thực chất là một cảnh XXOO rất kinh dị), và đặc biệt cảnh cuối cùng, sau khi làm xong lễ quán đỉnh cô gái được ngâm xuống sông băng. Đến ngày thứ 2 khi đưa cô gái lên, ngoài ngực và đầu gối bị cá rỉa, phần còn lại của cơ thể cô gái đã biến thành băng trong suốt có thể nhìn thấy cả lục phủ ngũ tạng và thậm chí có thể thấy được một con cá đang bơi trong ruột cô ấy...

    Năm đăng tác phẩm trên là năm 1987. Lí do cấm và thu hồi tác phẩm này: tác phẩm có khuynh hướng miệt thị và hạ nhục người dân tộc thiểu số, xúc phạm đến niềm tin tôn giáo và tín ngưỡng của họ.

    Em không bình luận gì hết. Tuy nhiên em phải nói rõ, ở Tây Tạng Bất không thành tựu Phật (Amoghasiddhi)thường được biểu thị trong tư thế Yab-Yum với Sakti của ngài. Ở Tây Tạng có thể tìm thấy rất nhiều bích họa hoặc tranh chạm khắc vị Phật này trong tư thế như vậy.

    Đây là tư thế Yab-Yum

    http://www.google.com.vn/search?q=Yab-Yum&hl=en&prmd=imvnsb&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=vAS8To-9D6aUiAe8rrmdBw&ved=0CDYQsAQ&biw=1366&bih=653&sei=%20vwS8TvKaIM-aiQeM4ZjRBw

    ReplyDelete
  15. Trong bản tiếng Anh anh đọc thì không thấy tác giả ghi thể loại là gì, nhưng trong lời giới thiệu thì ghi rằng đây là "work of fiction" (tác phẩm hư cấu). Tập sách gồm năm truyện độc lập, trong đó bốn truyện được kể từ ngôi thứ nhất, còn một truyện được kể từ ngôi thứ ba.

    Anh chưa đọc Red Dust, nhưng theo thông tin trên mạng thì có vẻ Red Dust mới là du ký - tác phẩm phi hư cấu.

    ReplyDelete
  16. Nhờ bác Goldmund giới thiệu, em đã đọc một lèo. Rất thích. Bây giờ kiếm sách cũ giá rẻ để mua.

    ReplyDelete
  17. Không biết quyển sách này có bản dịch tiếng Việt nào trên mạng không vậy. Nếu có xin mấy bác cho em đọc với.

    ReplyDelete

Bánh mì kẹp và Ocean Vương