Tuesday 15 June 2010

Vừa đi đường, vừa kể chuyện (III)

***

Nhiều lúc tôi nghĩ, số phận của thơ thật hẩm hiu, nhất là khi so với văn xuôi. Khi đọc một tản văn, một truyện ngắn, hay một tiểu thuyết, người ta có thể nói văn hay văn dở, nhưng tuyệt nhiên không ai bảo đấy không phải là văn, mà là thơ! Ngược lại, khi đọc một bài thơ, thậm chí chưa đọc xong một bài thơ, bất kỳ ai cũng có thể hùng hồn tuyên bố đấy không phải là thơ, mà là văn xuôi. Thấy chưa, người ta còn không buồn gọi đấy là thơ dở. Người ta từ chối gọi sản phẩm của nhà thơ là thơ, mặc dù khi bị hỏi ngược lại thế nào mới là thơ, thường sẽ không có câu trả lời rành mạch.

Thơ phải có vần ư? Một vạn lần không phải thế, mặc dù thơ từng có vần và không ai cấm các nhà thơ tiếp tục làm thơ có vần. Nhưng nếu chỉ vần mà thành thơ thì đây hẳn là tuyệt cú: “Trên đường Nguyễn Thị Minh Khai/ Thế nào cũng có một vài ô tô.”

Có người nhao nhao: Thơ phải có hình ảnh, phải có nhạc điệu. Nhưng than ôi, có thể dẫn ra vô vàn ví dụ tản văn, truyện ngắn hay tiểu thuyết đầy ắp hình ảnh và nhạc điệu mà chẳng ai nhầm với thơ cả.

Thế thì thơ phải hàm súc! Nghe có vẻ thuyết phục, nhưng rất khó coi những bài thơ của nhà thơ rất được nhiều người, đặc biệt thanh niên miền Bắc, yêu mến - Lưu Quang Vũ - là những bài thơ hàm súc. Ngược lại, Lưu Quang Vũ luôn nhiều lời, quá nhiều lời là đằng khác. Khi làm thơ, Lưu Quang Vũ nói nhiều như một… nhà viết kịch! Đấy là chúng ta còn chưa nói đến thơ văn xuôi hay tân hình thức.

Vậy thì thế nào là thơ? Sao phải nhọc công đi tìm định nghĩa mà không chịu tin nhà thơ lấy một lần: Thơ là cái nó là khi nhà thơ gọi nó là thơ. Tước mất quyền của nhà thơ gọi tác phẩm của họ là thơ, chẳng khác gì tước quyền đặt tên con của những ông bố bà mẹ. Tương tự như những đứa trẻ, bài thơ ra đời khi nhà thơ đẻ ra nó. Giây phút nào nhà thơ hoàn tất bài thơ chúng ta có thơ. Nhà thơ phải có toàn quyền đối với tác phẩm của mình mà quyền lớn nhất và cần được tôn trọng nhất là quyền khai sinh.

***

Tôi trao đổi một phần những suy nghĩ trên với một nhà thơ. Nhà thơ này biết uống cà phê (và nhiều thứ khác). Bằng vào số vết trầy trên đuôi xe, có thể đoán nhà thơ có khá nhiều người hâm mộ.

****

Nhà thơ dẫn tôi vào một quán cà phê trước cổng có treo hình con heo toòng teng. Nói ngắn gọn, đấy là quán cà phê con heo. Nói đầy đủ, quán cà phê có tên Con Heo Tiểu Tư Sản (Bourgeoisie Pig). Thực đơn ở đây chỉ có sandwich và salad, ừm, thật ra còn có cả soup. Tuy nhiên, các loại sandwich được gắn những cái tên hết sức mỹ miều sặc mùi tiểu tư sản, chẳng hạn Mặt Trời Vẫn Mọc, Gatsby Vĩ Đại hay Bắt Trẻ Đồng Xanh. Vừa được nhà văn không biết uống cà phê tuyên truyền cách đó không lâu The Sun Also Rises là cuốn hay nhất của Hemingway, nên tôi gọi ngay một cái sandwich Mặt Trời Vẫn Mọc, vừa gặm vừa loay hoay xem mặt trời mọc hướng nào. Nhà thơ gọi một món không tiểu tư sản lắm là salad Ceasar. Ceasar, Ceasar, salad toàn thịt gà, vừa khô vừa cứng. Bữa trưa lúc 4 giờ chiều làm dịu cơn đói của giai cấp tiểu tư sản, sau một ngày vất vã đi lùng sách cũ.

Có một tiệm sách cũ tên là Open Books. Tiệm này nằm ở một vùng nào đó của Chicago. Xuất phát từ đại lộ Michigan chúng tôi cuốc bộ về hướng Nam độ hai chục block nhà thì rẽ sang hướng Tây cuốc chừng mười block rồi đi mười hai block về hướng Bắc rồi thêm chin block rưỡi về hướng Đông thì tới. Đại khái với sự trợ giúp của mobile internet và sau khi hỏi đường chừng hai chục người chúng tôi tới đích.

Open Books là tiệm sách cũ phi lợi nhuận. Nguồn sách ở đây hoàn toàn do mọi người hiến tặng. Nhân viên làm việc không lương. Toàn bộ lợi nhuận của tiệm sách được dành vào việc gây quỹ cho trẻ em nghèo (chú ý: mục đích thiện nguyện có thể khác, nhưng khi bước chân vào tiệm sách tôi chỉ nhìn sách chứ không để ý những thông tin khác nên những gì tôi viết ở đây có thể hoàn toàn sai.)

Cũng như mọi tiệm sách cũ và mới khác ở Chicago, sách ở đây được sắp xếp theo từng thể loại, và trong từng thể loại, theo thứ tự tên tác giả. Riêng phần tiểu thuyết chiếm năm dãy kệ, có mặt hầu hết các tác giả tên tuổi từ Auster, Bolano, Calvino ở đầu bảng chữ cái đến Roth, Updike, Vonnegut phần cuối bảng. Giá trung bình một cuốn khoảng 5-6 đô. Nếu may mắn, bạn có thể tìm thấy những cuốn rất ra trò, dày, bìa cứng, và khá mới trong đống sách đổ lộn xộn trong hai thùng các-tông to với giá chỉ một đô một cuốn. Rabbit at rest của John Updike nằm trong số này.

Hôm trước đó, tôi còn có dịp (hai dịp) vào lục lọi tiệm sách cũ Powell’s ngay gần khuôn viên trường đại học Chicago. Nói là sách cũ – thường do sinh viên trường bán lại – nhưng nhiều cuốn còn gần như mới nguyên. Có cả những cuốn tinh tươm hẳn là sách tồn kho của các nhà xuất bản bán với giá chỉ một phần tư giá gốc, điển hình là tập Other Colors của Orhan Pamuk, bìa cứng, mới cứng, giá 6.95 đô, trong khi giá gốc là 28 đô. Diện tích của tiệm Powell’s không quá lớn, nhưng sách chất trùng trùng điệp điệp, từ sàn đến trần nhà. Theo ước lượng của tôi, chỉ riêng phần sách lịch sử Trung Quốc đã chừng trăm cuốn, tổng số đầu sách lịch sử các nước trừ Mỹ khoảng ba, bốn nghìn. Tôi áng chừng gom tất cả đầu sách của tất cả các nhà sách của Fahasa và Phương Nam ở Sài Gòn lại cũng không bằng số đầu sách của tiệm sách cũ Powell’s này, chưa nói tới sự phong phú về thể loại.

Với ba lần ghé thăm hai tiệm sách cũ, tôi đã có dịp gần như hoàn thiện bộ sưu tập Paul Auster của mình, bổ sung kha khá vào hai bộ Hemingway và Roth, và hẳn là đang bắt đầu hai bộ Coetzee và Pamuk. Ngoài ra, tôi còn tóm được những cuốn tôi đang tìm kiếm lâu nay như Franny and Zooey của Salinger hay Ho Chi Minh – The Missing Years của Sophie Quinn-Judge. Nhà thơ biết uống cà phê còn nhiệt tình giới thiệu, tặng và chuyển giao cho tôi khá nhiều cuốn của các tác giả các nước nhỏ như Pakistan, Hong Kong, Nigeria, Haiti, kèm theo lời trách cứ Giò Trắng sao trên blog chỉ giới thiệu các nhà văn nước lớn.

Trong mọi tình yêu luôn có mầm mống khổ đau, không loại trừ tình yêu sách. Hành lý từ Việt Nam sang của tôi chỉ có 15kg. Khi bay từ Chicago sang San Jose, vali của tôi cân nặng 70 pounds (khoảng 32kg). Southwest cho phép hành khách gửi hai kiện hành lý, mỗi kiện 50 pounds (23kg). Tôi chỉ có một vali, nhưng Southwest không cho tôi nhét cả vào một vali, mà phải lấy bớt sách ra, cho đến khi vali nặng đúng 50 pounds mới thôi. Số sách dôi ra tôi phải xách tay. Thế là với đôi vai gầy guộc nhỏ và đôi cánh tay khẳng khiu, tôi mòn mõi lê bước từ quầy check in qua cổng kiểm tra an ninh đến cổng ra máy bay dưới sức nặng của…sách.

21 comments:

  1. nếu bạn nào ở Santa Clara hay San Jose có ý định tặng một cái vali hay túi xách tôi sẽ rất vui lòng nhận:)

    ReplyDelete
  2. đi đâu cũng gái, mà lại dững hai, một để nhấm cùng cookie, một khi ăn chay haizz người đâu mà hên thế

    bác nhắn hộ bạn ấy, nhà văn các nước to để tám cho nó máu, nhà văn các nước nhỏ thì để... đọc

    ReplyDelete
  3. sao anh khong dung thu`ng gia^'y, vua nhe. ho*n vali vu*a` ddo*~ xa'ch tay.

    ReplyDelete
  4. LGO: mình ra sân bay mới phải chuyển nên không có thùng

    ReplyDelete
  5. không có ceasar tiểu tư sản, nhưng ceasar hậu hiện đại thì có mà bác! em đợi bác kể thêm về chuyến đi tiếp (kỳ này chắc có internet rồi, nên chắc sẽ không phải đợi đến mỏi cổ mòn mông nhỉ?) :)

    ReplyDelete
  6. Yêu thương cũng là gánh nặng. Nhất là tình yêu sách :)

    ReplyDelete
  7. "Vậy thì thế nào là thơ? Sao phải nhọc công đi tìm định nghĩa mà không chịu tin nhà thơ lấy một lần: Thơ là cái nó là khi nhà thơ gọi nó là thơ."

    -Vậy khi nào thì được gọi là nhà thơ, để được biết những tác phẩm của họ chính là thơ?
    -Nhà thơ là người sáng tác thơ.
    -Vậy thì thế nào là thơ, để định nghĩa người viết ra nó chính là nhà thơ
    ...

    luẩn quẩn quá nhỉ:))

    ReplyDelete
  8. bác Thao ơi, đọc cái này của bác thấy khoái chí hơn đọc nhật ký đi Tây của Nhất Linh nhiều. ;)

    ReplyDelete
  9. đón đọc các phần sau còn nhiều chuyện ly kỳ rùng rợn nữa:))

    ReplyDelete
  10. đọc đoạn mua sách vào hiệu sách ghen tị ghê gớm, hihi, nhưng mà Franny and Zooey mà giờ anh mới mua được em cũng hơi lạ, vì Salinger ở đâu thấy The catcher in the rye thì cũng thấy cuốn FnZ mà :P Thôi chịu khó mua valy đi, cứ học NL là sao :-))))) (Z)

    ReplyDelete
  11. nghe mà thèm quá. không quen biết có được tặng sách không nhỉ. trước là sau quen thôi mà. nhưng thôi, xin pay at original price and a coffee treat. xin nhờ mua mấy quyển Rabbit :-)

    ReplyDelete
  12. Nói chuyện gọi tác phẩm là thơ. Gogol cũng nhất quyết gọi tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông Những linh hồn chết là thơ dù trong cuốn đó chẳng có chút văn vần nào.

    ReplyDelete
  13. À nghe nói Rabbit cũng sắp in ở VN, không rõ ai dịch.

    ReplyDelete
  14. Z: bây giờ đang ở chỗ này họp suốt không biết đi mua valy lúc nào và ở đâu chứ

    Bạn kia định nhờ vả mà không để lại tên thì biết sao mà lần?

    ReplyDelete
  15. ừ, chính ra bác nên mua valy chỗ trung chuyển sân bay bữa nọ, ở sân bay hay có valy tốt lại hay có sale :( Chết dở thật, hoặc giờ chỉ có cách là (nếu cứ phải chết dính chỗ họp cho tới lúc về) chịu khó xách tay, rồi tới bữa về thì ra sân bay sớm hơn chút để mua ở đó vậy. Ở đó thì có lẽ nhiều lựa chọn hơn, có thể ko phải mua valy mà mua túi đựng tạm hoặc nhờ chỗ sân bay đóng gói lại cũng được bác ạ (Z)

    ReplyDelete
  16. bác Mun đi công tác, vậy mà mấy hôm nay cứ tưởng bác đi du lịch, hihi

    ReplyDelete
  17. "Trong mọi tình yêu luôn có mầm mống khổ đau.." hờ..hờ..dạ, anh dạy chí phải. :D

    ReplyDelete
  18. Nói thêm là em không thể tưởng tượng, trong chuyến về sắp tới, máy bay anh đi có trở thành chuyến bay vận chuyển sách không nhỉ? :P

    ReplyDelete
  19. VL: Trời, đừng dùng chữ dạy, người ta lại tưởng anh là lãnh tụ:))

    Sách thì đã kiếm được một thùng các-tông rồi, chắc khoảng 20kg:)

    ReplyDelete
  20. là tui xin sách đây ạ years ago a friend's friend told me he who stole a book was not a thief - this when expanded along the line could me i am not a beggar when asking for a book.

    ReplyDelete
  21. He he!
    Thơ là phải có vần điệu là đúng rồi còn lăn tăn gì nữa!
    Có nhạc, có hình thêm nữa lại càng tốt!
    Không có vần điệu thì rõ là văn xuôi xuống dòng rồi còn gì!

    ReplyDelete

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN