Thursday 24 June 2010

Vừa đi đường, vừa kể chuyện (VIII)

***

Sau một ngày mua sắm mệt nhoài, ngày cuối cùng ở Portland vợ chồng chị P chở tôi ra biển. Biển ở đây lạnh, nên chỉ ngắm chứ không để tắm. Trên đường đi, chúng tôi ghé qua xưởng sản xuất phô-mai ở Tillamook, nếm thử phô-mai và ăn kem. Một viên kem ở đây to bằng ba viên kem Bạch Đằng mà nhiều người vẫn hồn nhiên xơi ba viên một lúc. Tôi gọi một viên, anh chị P chia nhau một viên vì sợ béo.

Chị P sang Mỹ đã ba mươi năm. Anh H thì sang từ 75. Hai người làm cùng công ty – chính là công ty tôi. Đề tài thường xuyên tôi nghe những ngày ghé thăm anh chị là sức khỏe. Hai người rất chú tâm đến việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn. Cả nhà anh chị là hội viên một câu lạc bộ thể thao gần nhà. Chỉ là câu lạc bộ của một thị trấn nhỏ gần Portland, nhưng ở đây có đủ tiện nghi mà những câu lạc bộ lớn ở Sài Gòn phải mơ ước: ba sân tennis trong nhà, phòng tập vô số máy, ba hồ bơi, đường chạy cũng trong nhà, sân bóng rổ, sân squash, jacuzzi, phòng xông ướt, xông khô. Anh H đưa tôi đến câu lạc bộ này hai lần để…tắm. Lần đầu, tôi hơi ngại khi thấy bà con cứ nhồng nhỗng đi lại giữ các phòng xông, phòng tắm và jacuzzi mà chẳng buồn đắp tấm khăn nào trên người, nhưng ai cũng thế nên tôi tặc lưỡi làm theo. Vừa bước ra khỏi bồn jacuzzi, anh H gặp người quen nên giới thiệu với tôi. Tôi vớ vội một tấm khăn, vì cảm thấy bắt tay trong tư thế thiên nhiên không thoải mái lắm, nhưng hai đồng chí kia thì cứ thế mà nói cười chào hỏi.

Vợ chồng anh chị có hai con, gái 19, trai 16 đều sinh ở Mỹ. Những lúc đi chơi, chỉ có anh chị đi cùng tôi. Chị P bảo lúc nhỏ đi đâu tụi nó cũng đòi theo, bây giờ còn khuya chúng mới đi cùng ba mẹ. Chị cũng khoe là hai đứa đọc, viết, nói được tiếng Việt; nhưng mấy hôm ở nhà chị, tôi thấy mỗi lần ba mẹ hỏi gì hai đứa đều trả lời bằng tiếng Anh, và cũng rất ít nói chuyện với ba mẹ mà chỉ nói với nhau là chính. Có vẻ như ngoài khoảng cách thế hệ thường thấy giữa teen và cha mẹ, giữa anh chị và con còn có thêm khoảng cách về ngôn ngữ: Anh chị luôn yêu cầu con nói tiếng Việt ở nhà, nhưng có lẽ bọn trẻ lại thấy không thoải mái lắm khi dùng tiếng Việt nên chúng chọn cách ít nói.

Buổi tối, tôi loay hoay thu dọn đồ đạc và cân hành lý. Rốt cuộc, tôi phải gửi lại Portland 3 cân sách, đợi tháng tới có đồng nghiệp từ Việt Nam sang Mỹ mang về giùm.

***

Khi nào thì điều buồn chán nhất sẽ trở thành điều mong đợi nhất?

Tôi không có câu trả lời dưới hình thức tổng quát cho câu hỏi trên. Nhưng, nếu nói về sân bay chẳng hạn, thì cái sân bay mà tôi từng bảo là chán đến chết khi đợi giờ khởi hành là sân bay mà tôi mong nhất khi trở về. 28 giờ cho một hành trình lê thê từ sân bay này sang sân bay khác, với bao nỗi lo lắng về hành lý, bao phiền phức về thủ tục an ninh, bao lần thay đổi múi giờ và bao nhiêu giấc ngủ dở dang dặt dẹo khiến tôi mong chờ gặp lại sân bay Tân Sơn Nhất hơn bao giờ hết. Thật ra cái cảm giác “home coming” đã bắt đầu xuất hiện khi bước chân lên máy bay của Vietnam Airlines tại sân bay Narita, được nhìn thấy tà áo dài huyết dụ của các nữ tiếp viên, thấy bộ mặt lấc cấc của các tiếp viên nam, và được nghe cái giọng tiếng Anh ngọng nghịu lơ lớ trên loa. Ngồi bên cạnh tôi trên chuyến bay từ Tokyo về Sài Gòn là một cô bé đang tỵ nạn giáo dục ở, tình cờ lại là, Portland. Cô bé về thăm nhà, mang theo một cô bạn Mỹ. Sau lưng tôi, là một gia đình người Việt, có vẻ cũng từ Mỹ về thăm nhà. Họ đánh thức tôi nhiều lần khi tôi đang ngủ bằng những tranh luận rất sôi nổi về múi giờ và hành lý.

Tôi khá hồi hộp về hành lý của mình. Lý do là khi check-in ở sân bay Portland, Alaska Airlines – hãng partner của American Airlines – chỉ có thể gửi hành lý của tôi đến sân bay Narita. Họ bảo tôi khi đến Narita phải lấy hành lý ra và làm thủ tục ký gửi lại, mà thông thường chỉ lấy được hành lý sau khi đã nhập cảnh! Khi đến Narita, việc đầu tiên là tôi tóm lấy một cô nhân viên sân bay người Nhật và trình bày về hoàn cảnh của mình. Cô ghi lại số biên nhận hành lý của tôi và nói sẽ chuyển hành lý về Sài Gòn cho tôi. Dù vậy, nhưng tôi vẫn lo lo, lỡ may thất lạc thì có phải phí cái công mua sắm. Chỉ khi đã nhận được đầy đủ hành lý ở Tân Sơn Nhất, tôi mới thở phào.

Ra khỏi sân bay, nhìn quanh không thấy hòn đất nào, tôi bắt taxi đi thẳng về nhà. Cậu taxi không rành đường, nhưng rất thành thật khai báo từ đầu, nên tôi chỉ đường cho cậu. Cậu ta cố dò xem có đài nào tường thuật đá bóng để cho tôi nghe nhưng không tìm thấy, bèn dừng lại ở một đài đang có tiết mục đọc truyện đêm khuya. Tôi nhận ra đó là đoạn cuối trong Búp sen xanh của Sơn Tùng - đoạn anh Ba đang chia tay Út Huệ trước khi lên tàu.

***

Ba giờ sáng, tôi vào giường nằm xuống cạnh Alpha. Tưởng con gái ngủ say, ngờ đâu con gái phát hiện ra ba về, mở mắt trong bóng tối, nhìn ba cười rất tươi. Sau một màn hôn nhau chi chút, Alpha lăn ra ngủ tiếp. Anh cu Pi ngủ say đến sáng, vẫn hôi như một con heo con. Sáu giờ sáng, anh mở mắt. Thấy ba, anh nhoẻn miệng cười, rồi lại nhắm tịt mắt, ngủ rán thêm nửa tiếng nữa, miệng vẫn nhoẻn.

Thiên ký sự này đến đây là hết. Xin thân ái kính chào đồng bào, đồng chí và các bạn. Hẹn gặp lại trong những chương trình sau.:)

29 comments:

  1. hoan hô cái cô nhân viên sân bay người Nhật hoan hô!

    mà cục đất là cục đất gì dậy anh?

    ReplyDelete
  2. Ghê quá, đoạn kết có Búp sen xanh, mang đúng âm hưởng epic lãnh tụ vừa đi đường vừa kể chuyện :))

    ReplyDelete
  3. Di My chu co phai di chua Huong ve dau ?

    ReplyDelete
  4. Chào mừng bạn trở về. Sáng đã đi ăn tô phở cho đã thèm chưa ?

    ReplyDelete
  5. quất một tô bún bò rồi bác!

    ReplyDelete
  6. He he, hình dung cái nửa tiếng ngủ tiếp của anh cu Pi mới an tâm làm sao!
    Thiên ký sự Vừa đi đường (Mỹ) vừa kể đến đây là hết, hy vọng đường SG cũng có chuyện vừa đi vừa kể như vầy há anh cu Mun.

    ReplyDelete
  7. Chị So chuẩn bị hẹn hò nhận quà Mẽo đê

    ReplyDelete
  8. vậy mà lại chờ bạn GM ghé Little Saigon :(

    ReplyDelete
  9. NL: Không lấy được vacation nhiều hơn nên chỉ gói ghém từng đó NL à. Chắc lần tới sẽ ghé LA được:)

    ReplyDelete
  10. lãnh tụ đã về, lãnh tụ khỏe và vẫn thơm chứ ạ?

    lãnh tụ có Auster mang theo không ạ? :d

    ReplyDelete
  11. vẫn thơm như ngày xưa, he he:)

    Trong 20kg giấy mang về thì Auster cũng có một vài đấy:)

    ReplyDelete
  12. Collected Prose thì không có đâu, mới quá. Chuyến này toàn mua sách cũ.

    Chỉ có The Invention of Solitude thôi. Hand to Mouth có thấy nhưng không lấy, vì thấy Auster muốn giấu cuốn ấy đi!

    ReplyDelete
  13. thế là chả màu mè gì rồi... hic thôi thế thì mình chẳng giấu giếm hộ nữa: bác Mund chẳng bao giờ thơm cả :ddd

    ReplyDelete
  14. trở mặt như trở bánh tráng :))

    ReplyDelete
  15. Chúc mừng anh trở về VN sau chuyến công tác dài. Đọc "Thiên ký sự" này của anh thật hấp dẫn quá. Thời gian công tác vừa qua anh có thời gian để xem world cup không anh ?

    ReplyDelete
  16. đọc đoạn cuối dễ thương !

    ReplyDelete
  17. thôi, thế là phải đợi kỳ công tác mới rồi! (Z)

    ReplyDelete
  18. Càfêsữa: chả có cục đất nào cho bác "thơm" cả, :P. Bác Mun định bắt chước cụ Hồ í mà.

    ReplyDelete
  19. sướng nhất chị SO, ^^

    ReplyDelete
  20. bọn nhỏ bên Mỹ không nói tiếng Việt với bố mẹ vì chúng nó ngọng, và cũng không nói tiếng Anh với bố mẹ vì... bố mẹ chúng nó ngọng. theo tôi thì bọn nhỏ ở nước ngoài bị "tâm thần" vì phải đương đầu với 4 ngôn ngữ cùng một lúc: tiếng Việt bố mẹ, tiếng Việt bọn nó, tiếng Anh ở trường, tiếng Anh ở nhà. :))

    nhật ký rất hay. đọc đầy đủ, hôm nay mới còm một cái làm duyên [nsc]

    ReplyDelete
  21. Ái chà, chào bác. Cái còm làm duyên này duyên đấy!:)

    Bố mẹ chúng qua Mỹ khi chưa lớn lắm nên không đến nỗi ngọng, nói tiếng Anh đã không thêm dấu huyền hay dấu nặng nhưng tất nhiên vẫn kg mềm mại như tiếng Anh của con.

    ReplyDelete
  22. Những kẻ searching cái being của mình và người khác bằng độ dày mỏng của ngôn ngữ là những kẻ losers and retarded
    Một Ngọng Viên ở Cali

    ReplyDelete
  23. và những kẻ không hiểu context của conversation mà cũng phát ngôn bừa bãi (maybe) không phải là loser hay retarded nhưng nhất định là stupid.

    A speech pathologist.

    ReplyDelete
  24. Context của conversation khi lên mạng thì đã thành fictional plot. Mà một khi nó mang tính fictional thì sự thông giải và ngụy biện là ở keyboards của người phát biểu. Cái bệnh sùng ngọai của người Việt Nam thật là third world countries mentality. Shame on you guys !!! Shame shame shame. All of you are losers (Hemingway)
    Ngọng Kiều ở Cali

    ReplyDelete
  25. Thật ra quote trên nguyên là thế này: “You are all a lost generation.” Trích từ thư của Gertrude Stein gửi cho Hemingway trong quyển The Sun Also Rises. Nhưng mà thời buổi nay bọn chúng chả ma nào thần tượng Hemingway nữa. Giữa ba thành phần, loser, retarded, và stupid, thì stupid là thành phần mà hồ sơ bệnh lý ngắn nhất, nếu phải đi khám bác sĩ tâm thần.
    Vịt Kìu Ngọng and Stupid, tự nhận

    ReplyDelete
  26. "chán đến chết khi đợi giờ khởi hành là sân bay mà tôi mong nhất khi trở về".
    Cũng không có gì mâu thuẫn lắm vì khi chờ đợi mất nhiều thời gian để kill mà ở đó chẳng có gì thì đáng chán, còn khi về thì sân bay chỉ là một điểm đến, lấy hành lý và qua kiểm tra hộ chiếu, hải quan xong là out rồi, who would care.

    ReplyDelete
  27. Em thích bài này nghe.
    Thích gia đình ở Mĩ. Thích Alpha hôn bố tít tắp rồi lăn quay ra ngủ. Thích anh Pi hôi như một con heo con. :D

    ReplyDelete

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN