- 2/9 năm nào cũng nhận được thiệp chúc mừng từ trường cũ "chúc mừng bạn nhân dịp quốc khánh Việt Nam" - một việc làm nho nhỏ nhưng chứng tỏ trường quan tâm đến cựu sinh viên quốc tế. Thấy cũng ấm lòng.
- Công ty Cửu Đức đang bán sách giảm giá tại Nhà văn hóa Lao Động. Nếu may mắn bạn có thể tìm được những cuốn giảm giá đến 70%.
- Đang có triển lãm thành tựu hạ tầng giao thông giai đoạn 2000 - 2010. Nếu bạn không sợ kẹt xe hay xe buýt đụng hay không bị sập cống, thì có thể đến công viên 30/4 để xem triển lãm ảnh này. Miễn phí vảo cổng.
- Nếu bạn muốn tìm hiểu về một nhà văn trước khi quyết định đọc tác phẩm của nhà văn đó, một cách đáng tin cậy là xem nhà văn đó trả lời phỏng vấn như thế nào. Nhiều lúc đọc phỏng vấn xong bạn có thể cất nhà văn đó đi mà không áy náy. Và ngược lại, sau khi đọc một bài phỏng vấn như thế này, có thể bạn sẽ muốn đọc Linda Lê ngay tức thì.
- Nếu bạn vừa đọc xong một cuốn sách, giờ là lúc bạn chọn lựa cuốn sách tiếp theo.
Cũng tuỳ người đặt câu hỏi nữa. Linda Lê nếu được các bạn phóng viên phụ trách mảng văn hoá nghệ thuật của các tờ baó VN phỏng vấn thì cũng đi tong . Đại loại như "cảm tưởng khi đặt chân xuống Vn là gì ?" "thích món ăn VN nào nhất?" "có thấy áo dài VN duyên dáng không" "làm nhà văn nữ gốc Việt ở Pháp khó hay dễ" vv và vv
ReplyDeleteThu
ui xời hehe
ReplyDeletehttp://sgtt.vn/Bao-xuan/66340/%E2%80%9CTAT-CA-NHUNG-GI-DEN-TU-VIET-NAM-DEU-GAY-CHO-TOI-NIEM-XUC-DONG%E2%80%9D.html
Bác Thu: Tôi không bi quan lắm, bác nhìn cái link ở comment kế tiếp xem, cũng đâu đến nỗi nào phải không ạ?:)
ReplyDeleteBác Gold, em thắc mắc là những bài lược dịch PV kiểu như bác dẫn trên (SGTT) thì vấn đề bản quyền ntn ạ?
ReplyDelete(Bác không quan tâm tới hiếp dâm, nhưng hy vọng bác quan tâm tới bản quyền, hehehe).
Câu hỏi của bác thú vị. Thực sự tôi chưa nghĩ tới vấn đề bản quyền của một bài phỏng vấn cho đến khi đọc câu hỏi của bác. Tuy nhiên nhìn sơ qua những bài viết về vấn đề bản quyền thì thấy môt bài phỏng vấn nhìn chung cũng có bản quyền - vấn đề là bản quyền thuộc về người phỏng vấn hay người được phỏng vấn. Dù sao đi nữa, thì để dịch lại một bài phỏng vấn và đăng báo, chắc chắn cần phải xin phép người giữ bản quyền bài phỏng vấn đó.
ReplyDeleteEm không tìm được cái văn bản nào về quy định bản quyền thuộc về ai. Nhưng cá nhân em, qua quan sát, thì nghĩ rằng bản quyền thuộc về người phỏng vấn và tòa báo. Cái này cũng bất công, vì nhiều trường hợp - nếu ko muốn nói là hầu hết trường hợp - nhân vật được phỏng vấn vã mồ hôi nhiều hơn cái tay "chỉ việc đặt câu hỏi".
ReplyDeleteTheo "luật" ở VN thì báo chí thường trả một khoản tiền cho người được phỏng vấn (gọi là "nhuận lưỡi" chăng?!), nhưng nhiều khi báo chí cũng làm lơ. Hihihi!
Em thấy, thông thường báo chí nhà mình lên mạng rinh về một bài pv và dịch ra, chứ không có xin phép đâu.
Riêng em, có một lần em xin phép trích dẫn thì "bọn chúng" nói "mày trích dưới 300 từ (hay 500 gì đấy) thì cứ tự nhiên, trên mức đó thì phải có đồng ý bằng văn bản của tao".
Bản quyền thuộc về ai, luật Việt Nam không quy định rõ. Nhiều khả năng sẽ xảy ra tình huống đồng tác giả.
ReplyDeleteNgay cả ở luật Mỹ, vấn đề này cũng không hoàn toàn rõ ràng, và các án lệ thì không thống nhất. Để tránh bị kiện cáo, người phỏng vấn được khuyên là yêu cầu người được phỏng vấn ký một văn bản cho phép mình toàn quyền sử dụng bài phỏng vấn đó, thường gọi là interview release.
Tôi nghĩ các nhà báo VN cũng nên nghĩ đến chuyện này.
Hic, Hic, tui không biết là bạn Nhị Linh đã trở thành phóng viên phụ trách mảng văn hoá nghệ thuật . Chúc mừng chúc mừng!!! Nhưng mà bạn còn phải học tập các đồng nghiệp của mình nhiều lắm í , ví dụ như
ReplyDeletehttp://thethaovanhoa.vn/173N20090818094856185T133/paolo-giordano-den-viet-nam-de-song-lai-thoi-nien-thieu.htm
Thu
Khuyến mãi thêm một link nữa :)
ReplyDeletehttp://www.tinmoi.vn/Nha-van-Paolo-Giordano-Tim-hoc-nen-van-hoa-doc-dao-va-ca-tinh-cua-Viet-Nam-0847146.html
Thu
bản quyền bài phỏng vấn thường thì thuộc về nhà báo hay nhà xuất bản, nhưng có vài trường hợp thuộc về người phỏng vấn. cho nên, các tuyển tập (anthology) đều phải ghi rõ xuất xứ và sự ưng thuận cho từng bài, cho dù tuyển tập do chính người viết biên soạn.
ReplyDelete@Mr. Do: không hẳn là người phỏng vấn "chỉ đặt câu hỏi" và gánh nặng thuộc về người được phỏng vấn - nếu thế thì chỉ là thư ký! người phỏng vấn phải thông minh và hiểu biết tinh tế thì bài phỏng vấn mới có giá trị, không những cho việc "giải trí" nhất thời mà còn có khả năng làm tài liệu sau này. thí dụ, bài phỏng vấn của CVD chẳng hạn, hề hề, bốc thơm phe ta một phát [nsc]
nhớ đến trường hợp chua xót mới đây của ông tướng McChrystal bên Mỹ. không hẳn là một bài phỏng vấn, đó là một phóng sự xoay quanh các sinh hoạt quân sự của ông McChrystal và các phụ tá thân tín. không rõ ông ấy đã phát ngôn hay tỏ thái độ thế nào mà khốn đốn về bài báo ấy. báo chí cũng có những phức tạp của nó [nsc]
ReplyDeleteBác Thu: Bác khó tính quá đấy:) Các bạn phóng viên đến ngắm anh Paolo Giordano bảnh trai là chính nên hỏi thế là được rồi:)
ReplyDeleteNSC: nhờ bác mà em mới lần tìm xem ông McChrystal nói gì.
@Raymond, à Orhan, ấy quên Goldmund: tay phóng viên ấy (chẳng nhớ tên, viết cho tờ Rolling Stone) đã lạm dụng việc được phép thân cận với nhóm McChrystal. Thí dụ, thỉnh thoáng bác ngoáy mũi thì chẳng sao (cứ hỏi NL í), nhưng họ viết về nó như một hành vi khiếm nhã cố ý của một luật sư thì lại thành chuyện khác :)))
ReplyDeleteà, về vấn đề kiện tụng (nghề của chàng), nên liếc qua nỗi nhức đầu của bà ký giả Åsne Seierstad, liên hệ đến quyển The Bookseller of Kabul [nsc]
Em đang phấn đấu lần tới bác gọi nhầm em thành cả Paul với lại Franz luôn:)
ReplyDeletevụ kia có vẻ thú vị
hehe, đang chờ Paul cho một bài lang thang giữa thành phố băn khoăn mình là ai, đấy [nsc]
ReplyDeletebạn í không băn khoăn gì đâu ạ, bạn í mơ thẳng thành gián rồi :))
ReplyDeleteơ, chị So lấy lại được blog rồi à, chúc mừng nhé
ReplyDeleteđời gián buồn lắm:)
thành gián à? thực ra nó mông lung huyễn ảo, không rõ là... cái giống gì, chỉ biết là lắm chân nhiều tay, cho nên vẫn hoang mang lắm :) cho thêm ảnh lên blog đi bác So ơi [nsc]
ReplyDeletensc:
ReplyDelete- he he vậy là bác chưa vào fb dzồi.
- nghĩa là ảnh So hơi bị đẹp đúng không :)) thank bác
bác nsc ấy chị So đi, tuyệt thế giai nhân nhiều người công nhận lắm rồi í
ReplyDelete@ Bác nsc: Ấy là em nói "dí dủm" vậy, chứ không có ý coi thường người đi PV.
ReplyDeleteNgoài ra còn cách này để xem tác giả nào đáng đọc nè anh: đó là đi nghe/xem/coi họ diễn thuyết, không nhất thiết là phải về cuốn sách hay cuộc đời của họ.
ReplyDeleteHay hơn cả là... dụ người ta ra quán cóc ngồi nghe người ta tám chơi rồi thú thiệt là mình đang định tìm đọc sách của người ấy, nhưng còn ngại ngùng như con nít lâu ngày gặp người khách lạ mà lòng vừa phấn khởi, tò mò lại vừa sợ sệt, mắc cỡ. Biết đâu người ta còn lôi sách của họ ra, kí rẹt rẹt, đề tặng mình nữa chớ. Vừa kết bạn, vừa được tặng sách, chắc anh Mun khoái nhất rồi, hen? ^^
Đức