Tuesday 31 August 2010

Khoảnh khắc


Cái khonh khc khi bn đc xong mt cun sách và đang phân vân la chn cun sách kế tiếp là mt khonh khc vui sưng, nhưng cũng đy khó khăn. Bn đã đc xong mt cun sách. Bn va mi vui tươi, va mi bun bã, va mi trm tư, va mi ngng đu lên khi trang sách: trí óc bn hãy còn vương vn nhng hình nh, nhng chiêm nghim, và nhng mu đi thoi sc so hãy còn đâu đó t vang lên như tiếng vng ca tâm hn. Bn vui sưng vì bn va mi tr nên giàu có hơn nh vào cun sách bn va mi đc xong - nhng tri nghim và tình cm mi m chinh phc bn.

Hành trình đó tuy thú v nhưng đã kết thúc. Giờ đây, bn mun dn thân vào mt hành trình mi đy háo hc và không kém âu lo: một cuốn sách mới hứa hẹn mở ra một chuyến đi mới, nhưng chuyến đi đó sẽ như thế nào khi trong bạn hãy còn tràn ngập những kỷ niệm của chuyến đi trước. Là một người mạo hiểm, bạn chẳng ngại ngần trước những chuyến đi. Bạn luôn biết rằng chẳng có chuyến đi nào lặp lại nhưng bạn vẫn không khỏi băn khoăn - liệu chuyến đi mới có suôn sẻ hoặc đầy xúc cảm như chuyến đi bạn mới hoàn thành. Tác giả sẽ chở bạn về đâu - một vùng thôn quê không khí trong lành rộn rã những tiếng cười thơ ngây, hay thắng rít phanh trên miệng vực? Những người đồng hành với bạn - những nhân vật - trông họ thế nào, xấu xí hay xinh xắn, duyên dáng hay thô lỗ, họ sẽ hôn nhau trên bãi cỏ úa vàng hay sẽ chĩa súng vào nhau? Hoặc chĩa súng vào bạn?

Một lựa chọn an toàn là nói không, sẽ không có chuyến đi nào kế tiếp cả. Hoặc ít ra sẽ không có chuyến đi nào khi những ký ức về chuyến đi trước chưa phai mờ. Nhưng với một sự lựa chọn như thế có thể những của cải tích lũy từ chuyến đi trước sẽ nhanh chóng bốc hơi.

Tôi yêu khoảnh khắc đó. Tôi yêu cái khoảnh khắc vừa đọc xong một cuốn sách và đứng trước kệ sách đầy nhóc của tôi lựa chọn cuốn sách tiếp theo. Tôi có thói quen mua những cuốn sách mà tôi để ý - hoặc vì tên tác giả, hoặc có người giới thiệu, hoặc vì một người bạn mà tôi yêu quý thích cuốn đó. Bất cứ khi nào có thể, tôi mua sách, mang về nhà và chất trên kệ. Tôi không đọc chúng ngay một lúc - điều đó là bất khả, kể cả nếu tôi nghỉ việc và trở thành một nhà đọc sách toàn thời gian. Tôi sẽ đứng trước kệ sách của tôi, ngẩng đầu nhìn những tầng cao, rồi quỳ xuống nhìn những cuốn tầng dưới. Tôi sẽ ngoẹo đầu sang bên trái, rồi tôi sẽ ngoẹo đầu sang bên phải. Có khi, tôi sẽ làm rơi kính. Tôi sẽ rút một cuốn ra, nhìn vài trang, rồi rút cuốn khác ra, nhìn vài trang. Trong bất kỳ sự lựa chọn nào cũng bao hàm nhiều hy vọng, nhiều lạc quan và bất trắc. Chính vì thế, tôi yêu khoảnh khắc đó đến nao lòng: khoảnh khắc được lựa chọn.

Khi lựa chọn xong, tôi biết tôi đã sẵn sàng cho một hành trình mới. Và tôi sẽ náo nức hoàn thành hành trình này, để được trở lại với cái khoảnh khắc mà tôi lại được đứng trước nhiều sự lựa chọn. Cảm giác vẫn bồi hồi như trước, chỉ khác lần này tôi trưởng thành hơn và lịch duyệt hơn.

31.08.2010

Saturday 28 August 2010

Hoàn toàn có thể: Một ví dụ từ văn chương


Báo trước, hôm nay có hiếp dâm. Bạn nào cảm thấy không thoải mái với đề tài này thì không đọc tiếp nhé.

Chuyện là thế này:

Tóm tắt sự việc trên báo Pháp Luật TPHCM:

Khuya 7-4, tại Quảng Bình, Nguyễn Văn Tình cùng một nhóm bạn đi nhậu. Ngà ngà say, Tình cùng hai người bạn chở nhau trên xe máy về nhà. Thấy bên đường có cô gái đi bộ một mình, mặc chiếc áo ôm sát người trông rất xinh đẹp, gợi cảm, Tình và các bạn nổi dục vọng, quay lại dùng sức mạnh khống chế, bắt cô gái lên xe chở đến bãi đất trống rồi thay phiên nhau xâm hại.


Nạn nhân thừa nhận mình từng là nam. Bốn năm trước cô đã ra nước ngoài phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Cô khẳng định mình là phụ nữ 100% và cương quyết yêu cầu xử lý hình sự những kẻ đã xâm hại cô.

Đến nay, các cơ quan tố tụng tỉnh Quảng Bình vẫn đang băn khoăn về đường lối xử lý, bởi tất cả giấy tờ đều thể hiện nạn nhân là nam giới. Theo thực tiễn xét xử, nạn nhân của một vụ hiếp dâm phải là nữ. Mặt khác, pháp luật Việt Nam lại chưa công nhận việc tự chuyển đổi giới tính...

Xung quanh vụ việc có hai vấn đề gây tranh cãi: Thứ nhất, nạn nhân trong một vụ hiếp dâm có phải chỉ là phụ nữ hay cả nam giới? Thứ hai, có thể coi những người phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam thành nữ là phụ nữ hay không dù pháp luật chưa công nhận, bởi thực tế họ sinh hoạt bình thường như phụ nữ?

Các ý kiến về vấn đề này, các bạn có thể đọc ở đây, đây, và đây.

Điều 111.1 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam quy định thế này:

“Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”

Ý kiến của tôi rất đơn giản: Nạn nhân của tội hiếp dâm hoàn toàn có thể là nam. Đó có thể là trẻ em trai, hay người đồng tính bị hiếp dâm bởi đàn ông. Hy hữu, nạn nhân cũng có thể là nam thành niên bị phụ nữ hiếp dâm.

Tôi không đi sâu vào phân tích vấn đề này. Vì nói cho cùng, tôi không quan tâm đến vấn đề hiếp dâm lắm.:) Tuy nhiên, tôi có thể đưa ra một ví dụ từ… tiểu thuyết để minh họa cho trường hợp hy hữu nói trên.

Trong tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả của Gabriel Marquez (Nguyễn Trung Đức dịch), nhân vật Phôlôrêntina Arixa, trong lúc ra đi trên một chiếc tàu thủy của hãng Caribê để hòng nguôi ngoai nỗi thất tình với nàng Phecmina Đaxa, đã bị một quý bà tóm vào phòng. Đoạn văn đó như sau:

“Có một đêm anh ngừng đọc sách sớm hơn lệ thường và anh vô tư đi vào nhà tiêu. Khi anh đi ngang qua cửa một phòng giường nằm cạnh phòng ăn thì cánh cửa bỗng bật mở, một bàn tay chim ưng thò ra túm lấy vạt áo lôi anh vào phòng và ngay lập tức cánh cửa được đóng lại. Hầu như ở trong bóng tối anh mới chỉ kịp nhận ra một cơ thể phụ nữ lõa lồ không tuổi tác, đầm đìa thứ mồ hôi nóng rực đang thở hổn hển. Tấm thân ấy đã đè ngửa anh ra giường, tháo khóa thắt lưng và mở cúc quần anh rồi đè lên anh và không thương tiếc phá tân của anh.”

Đấy, thẩm phán và luật sư cũng rất nên đọc tiểu thuyết!

Thursday 26 August 2010

A tale of two cities

Anh đã rửa xe cho em chưa?


(Chuyện kể dưới đây hoàn toàn hư cấu. Nếu có trùng hợp chỉ là ngẫu nhiên.)

Vợ đi xa. Niêu tôm chưa kịp vọc thì điện thoại đã reo. Lẩm bẩm trong mồm, sao không đăng ký luôn cái dịch vụ xác định vị trí của Vinaphone cho tiện. Nhấc điện thoại, miệng cười tươi như hoa, cho dù đầu bên kia không thấy mình. Hóa ra vợ chỉ kể chuyện đi thang máy. Vợ bảo, thang máy từ tầng 3 đi xuống, mở ở tầng 1. Thấy đầy người, em đứng chờ mọi người ra rồi mình mới vào. Đang xớ rớ chưa thấy ai ra thì bên trong có người quát, vào thì vào, không vào thì thôi, đứng đấy làm gì. Vẫn không ai ra nên em vào, mặt đỏ lựng. Em bấm tầng 3, rồi ra ở tầng 3. Mọi người đi tiếp lên tầng 5. À, anh đi rửa xe cho em nhé.


Gác điện thoại, tôi đi rửa xe luôn kẻo quên. Ghé chỗ quen, thấy bốn năm người chờ mà chỉ có một thợ. Cậu thợ rửa xe nói giọng miền Trung cười nói, chiều chủ nhật, mấy đứa kia đi chơi hết rồi anh, anh chờ khoảng nửa tiếng. Ngại chờ, tôi đành chạy qua chỗ khác. Thấy một nhà có trưng bảng rửa xe bọt tuyết, tôi ghé vào. Một thanh niên mặc áo thun đen, quần kaki ngang gối, đang rửa một chiếc xe khác trước sân, khẽ gật đầu chào tôi, bảo anh để xe đấy cho em. Một cô gái, nước da bánh mật, tóc cột bằng một sợi dây thun, mặc một bộ đồ thun kiểu ở nhà - tôi đoán là vợ anh rửa xe - từ trong nhà đi ra mời tôi ngồi. Có một người đàn ông và một cậu bé khác - hẳn là hai bố con - cũng đang ngồi chờ. Thấy tôi, người đàn ông nhấc chiếc mũ bảo hiểm đang để trên ghế lên. Tôi kéo chiếc ghế đó ra ngồi cách một tí. Người đàn ông để tờ báo đang cầm trên tay xuống bàn, hơi chếch về phía tôi ngồi. Tôi cười, gật đầu, rồi rút cuốn sách cầm theo ra đọc. Được vài trang, tôi ngẩng lên, nhìn anh thợ rửa xe đang xịt nước. Bọt xà bông trôi xuống, dạt vào một góc sân. Anh đẩy xe ra phía trước, dựng ở đó. Cô gái cầm một mớ khăn khô ra lau. Còn anh đẩy xe của tôi vào bệ rửa.

Trời nhá nhem tối. Xe tôi đã được rửa xong. Tôi trả tiền, cảm ơn cô gái. Cô nói, cảm ơn anh. Tôi phóng xe về. Ngang ngã tư, thấy ô tô xếp một hàng dài, nhưng phía làn xe máy vẫn có thể đi thoải mái.


Vừa về tới nhà, điện thoại lại reo. Vợ bảo, em mới đi mua ô mai về để làm quà. Tôi bảo, anh không ăn ô mai. Vợ nói tiếp, em bảo cô bé bán hàng cho ô mai vào năm túi để tiện chia cho mọi người. Cô bé bán hàng bảo, yêu cầu gì mà yêu cầu lắm thế. Tôi bảo, kệ nó, chắc nó sẽ bị đuổi. Vợ bảo, em thấy bà chủ cửa hàng đứng ngay đấy, mà chẳng nói gì. À, anh đã rửa xe cho em chưa?



Wednesday 25 August 2010

Coi chừng bội thực

Tôi tuy còn rất trẻ, trẻ lắm í, tuổi chỉ vừa đôi tám, nhưng có một số sở thích hơi cổ lỗ sĩ. (Ai dà, hơi phiền với dấu hỏi ngã chỗ này, không biết bỏ đã đúng chưa?). Một trong số những sở thích cổ đó là nếu đọc sách thì thích đọc bằng sách in chứ quyết không chịu đọc ebook. Hệ quả là tốn nhiều tiền hơn và nhà cũng choán chỗ hơn.

Thế nhưng, có những cuốn kiếm sách in thì khó, phải tốn kém nhiều, mà ebook thì sẵn, lại miễn phí. Thì đành chơi với ebook thôi.

Trong lúc sục sạo, tìm được kho ebook này hoàn toàn miễn phí và rất tiện: bạn chỉ cần yêu cầu, sách sẽ được gửi vào email của bạn. Hạn chế duy nhất là mỗi ngày bạn chỉ được "mượn" 5 cuốn. Kho này có vài ngàn cuốn, cả tiểu thuyết lẫn phi tiểu thuyết. Có cả những cuốn khá mới, chẳng hạn The Museum of Innocence của Orhan Pamuk, hoặc trọn bộ Cô gái xăm rồng/ đùa với lửa/ chọc tổ ong của Stierg Larsson. Các bạn lấy về mà đọc, nhưng đừng lấy một lần nhiều quá, coi chừng bội thực.

Nhân tiện, tôi đang nghĩ nếu kiếm được chỗ nào in ra và đóng lại thành cuốn cho dễ đọc thì tốt quá.

Tuesday 24 August 2010

Hải âu trong mưa

Trong Other Colors, Pamuk có những trang viết tuyệt hay về cha và con gái.

Tuy nhiên, bài dưới đây không phải về cha, không phải về con gái, mà là về hải âu. Không phải hải âu phi xứ. Mà hải âu trong mưa.

Dịch bài này vì nhớ Pamuk quá và vì đang ngán một ông khác:)

-----------------------

Hải âu trong mưa

Về con chim hải âu đậu trên mái nhà đối diện bàn viết của tôi

Con chim hải âu đậu trên mái nhà, trong mưa, như thể không có chuyện gì xảy ra. Như thể trời chẳng hề mưa; nó chỉ đậu trên ấy, hằng tĩnh tại. Hoặc giả nó là một triết gia vĩ đại, quá vĩ đại nên chẳng bận tâm. Nó đứng đó. Trên mái nhà. Trong mưa. Như thể nó đứng đó trầm tư, rằng tôi biết, tôi biết, trời đang mưa; nhưng tôi chẳng thể thay đổi được việc đó. Hoặc: Ừ, thì trời mưa, nhưng việc đó có gì quan trọng? Hoặc có thể như thế này: Đến giờ tôi đã quen với mưa rồi; mưa hay không chẳng khác nhau gì mấy.

Tôi không định nói rằng chúng rất can đảm, những chú hải âu này. Tôi ngắm chúng qua ô cửa sổ, tôi ngắm chúng những khi tôi đang cố viết lách, những khi tôi dạo tới dạo lui trong phòng; ngay cả hải âu cũng lo sợ về những việc vượt quá cuộc đời riêng của chúng.

Một con chim có con. Hai quả bóng xám nhỏ bằng len sạch tươm, chỉ hơi hứng chí và ngốc nghếch. Chúng mạo hiểm băng qua những mái ngói đã từng màu đỏ giờ trắng xóa vì vôi trong chất thải của chính chúng và mẹ chúng, ngoảnh qua ngoảnh lại, và chúng sẽ dừng lại đâu đó để nghỉ ngơi. Dù vậy, bạn không thể thực sự gọi đó là nghỉ ngơi, chúng chỉ dừng lại. Chúng hiện hữu, không gì hơn. Hải âu, như hầu hết con người và hầu hết sinh vật khác, tiêu phí thời gian vào việc không làm gì cả, chỉ đứng đó. Bạn có thể gọi đó là một hình thức của đợi chờ. Đứng trong thế giới này đợi chờ: bữa ăn kế tiếp, cái chết, giấc ngủ. Tôi không biết chúng chết như thế nào.

Những con chim non cũng không biết cách đứng thẳng. Một cơn gió thổi xù lông chúng lên, thổi xù toàn thân chúng. Rồi chúng dừng lại; chúng lại dừng. Phía sau chúng thành phố không thôi chuyển động; phía dưới chúng tàu, xe, cây cối thảy đều run run.

Con chim mẹ đầy âu lo mà tôi đang nói tới - đôi khi nó tìm được thức gì từ đâu đấy mang về cho các chú chim con. Lúc đó thực sự là xáo động: một sự bùng vỡ của hoạt động, sự chuyên chú xen lẫn hoảng sợ. Những bộ phận giống như mì ống của con cá chết - kéo, kéo, hãy thử xem có kéo nó ra được - được lôi ra và nuốt. Sau bữa ăn, tĩnh lặng. Các chú hải âu đứng trên mái nhà và chẳng làm gì. Cùng nhau chúng tôi chờ đợi. Trên trời là những đám mây chì.

Nhưng vẫn có gì đó thoát khỏi sự chú ý của tôi. Cái gì đó vụt đến với tôi khi tôi dạo bước trước ô cửa sổ: Cuộc sống của hải âu không hề đơn giản. Bao nhiêu là hải âu! Hải âu báo trước cái ác, đậu trên mọi mái nhà, lặng yên suy tưởng về điều gì đó mà tôi chẳng hề hay biết. Những ý nghĩ nguy hiểm, tôi cho là thế.

Làm thế nào mà tôi hiểu được điều này? Có lần, tôi để ý chúng đều chăm chú nhìn vào ánh sáng vàng của buổi bình minh, cái ánh sáng vàng yếu ớt ấy. Đầu tiên một luồng gió thổi đến, và rồi một cơn mưa màu vàng. Khi cơn mưa vàng đó đang thong thả rơi, cả đám hải âu đều quay lưng lại với tôi, và khi chúng cháo chát với nhau tôi biết rõ chúng đang đợi chờ gì đó. Bên dưới, trong thành phố, người người vội vã tìm chỗ trú trong nhà và trong xe; bên trên, đám hải âu đợi chờ, đứng thẳng và yên lặng. Lúc đó tôi nghĩ rằng tôi hiểu chúng.

Đôi khi, đám hải âu cùng nhau tung cánh bay chầm chậm vào không trung. Khi chúng bay, tiếng vỗ cánh nghe như tiếng mưa rơi.

-----------


Bổ sung một cái link. Bài này cũng viết về mưa và hay như Pamuk viết vậy. Chỉ có điều bạn ấy viết bằng tiếng Anh.



Saturday 21 August 2010

The power of links

Tràn ngập báo chí những ngày qua là tin tức về giáo sư Ngô Bảo Châu. Sự kiện giáo sư Châu đoạt giải đã được nhìn nhận, phân tích, khai thác từ nhiều góc độ khác nhau, từ tự hào dân tộc đến trí tuệ Việt Nam, từ nhìn lại thành quả giáo dục Việt Nam đến đánh giá xem Việt Nam góp được bao nhiêu phần trăm trong thành công của giáo sư Châu, từ chuyện giáo sư Châu nên "về" hay nên "ở", từ chuyện giáo sư Châu si tình đến chuyện giáo sư Châu làm thơ, từ mối quan hệ giữa khoa hoc và xã hội đến chuyện bà cụ bán trà đá trước nhà giáo sư Châu, thậm chí có người còn đùa rằng làm thế nào để tin tức về giáo sư Châu có thể xen vào mục tin Pháp luật (gợi ý: Huy chương Fields của giáo sư Ngô Bảo Châu đã bị đánh cắp) hay mục Tâm tình bạn gái (gợi ý: Phải lấy người như Anh). Quá nhiều điều đã được viết về giáo sư Châu rồi, cả những điều nên được viết và những điều không nên được viết, nên chẳng còn biết viết gì nữa, ngoài chuyện góp thêm một lời chúc mừng đến giáo sư Ngô Bảo Châu - blogger hòa thượng Thích Học Toán.

Lần trước, khi công trình của giáo sư Châu được báo Time đưa vào danh sách mười công trình khoa học quan trọng nhất năm 2009, blog của Thích Học Toán đã tăng view vùn vụt. Lần này, sau khi giáo sư đoạt huy chương Fields, view tăng còn trầm trọng hơn thế. Theo quan sát của một nhân vật khá vô công rồi nghề:) view của blog Thích Học Toán tăng hơn 100.000 chỉ trong một ngày. Nhờ đó, những blog được hòa thượng để link tới cũng hưởng ké. Ké nhiều nhất chắc là 5xu, người được hòa thượng viết lời tựa cho cuốn sách của mình. Còn blog này, cũng được hưởng lợi kha khá, dù rằng một tuần qua không có bài mới, mà view vẫn tăng như những ngày có bài, ấy là nhờ mọi người vào blog Thích Học Toán và đọc tcủa hòa thượng.

Như thế này thì căng quá: chả lẽ phải đoạt Nobel thì blog mới tăng view nhanh! Có lẽ đơn giản hơn một tí: đi tìm các bác nào sắp đoạt Nobel và có viết blog để làm quen. Vậy nên bác nào thấy mình có khả năng đoạt Nobel thì báo tôi một tiếng nhé, mình hợp tác.





Monday 16 August 2010

Ergonomic



Nếu tra từ điển, bạn có thể có được định nghĩa như thế này: "of or relating to ergonomics". Lẽ dĩ nhiên định nghĩa kia không giúp ích gì lắm, vì bạn phải đi tra tiếp xem "ergonomics" có nghĩa là gì.

Và tra xong "ergonomics" rồi, nhiều khả năng bạn cũng không hiểu nó là cái gì nốt.

May thay, tôi làm ở một nơi mà suốt ngày vấn đề này rất được chú ý và hô hào, nên biết nó là cái gì.

Đại để, nếu bạn đau lưng hay cổ do ngồi làm việc quá nhiều, đau ngón tay do dùng chuột, đặc biệt chuột trong của laptop quá nhiều, thì đó khi bạn đã bị một ergonomic injury hay ergo injury, tức là bị thương tổn do lặp đi lặp một hành vi hay tư thế trong quá trình làm việc.

Có nhiều cách để giảm thiểu những ergo injury trong văn phòng, chẳng hạn bàn ghế cần phải được thiết kế đúng quy cách, ghế ngồi có thể điều chỉnh được chiều cao và tựa, có chỗ gác tay thoải mái, sử dụng chuột ngoài thay vì chuột trong, tập vài động tác đơn giản giữa giờ làm việc, tránh ngồi lì trên máy tính mấy giờ liền.

Nói chung, tôi có hiểu biết kha khá về vấn đề này. Thế nhưng, mấy hôm nay phát hiện ngón giữa tay phải mình đau khủng khiếp đến nỗi phải vứt cả laptop dù có nhiều việc phải làm và đang có hứng làm. Nguyên do là dù có thể gõ khá nhanh, tôi không sử dụng cả 10 ngón, mà sử dụng ngón tay giữa quá nhiều khi đánh máy.

Có lẽ cần tuyển thư ký để đánh máy giúp!:)





Tuesday 10 August 2010

Những mẩu chuyện Alpha

Ghi lại những mẩu chuyện về Alpha không lại quên.

1.

Ba đố con gái:

Mắt để làm gì?

Dạ mắt để nhìn.

Đúng rồi. Còn tai để làm gì?

Dạ tai để nghe.

Đúng rồi. Miệng để làm gì?

Miệng để nói, và để ăn nữa.

Alpha giỏi quá. Vậy mũi để làm gì con?

Dạ, mũi để… ngoáy mũi.

2.

Ba: Hôm nay, mình qua Phú Mỹ Hưng ăn bánh flan. Con có thích ăn bánh flan không?

Alpha: Dạ có.

Ba: Bánh flan có ngon không con?

Alpha: Dạ ngon. Ngon như là mây.


3.

Alpha có hai “em bé”. Một em bé đã cũ, tả tơi. Một em bé ba mới mua trong chuyến công tác gần đây. Alpha đã đặt tên cho cả hai em. Em bé cũ được đặt tên là Olivia, theo truyện về con heo Olivia. Em bé mới được đặt tên là Susu! Một hôm, thấy Olivia nằm giữa sàn nhà, ba hỏi, Olivia làm gì đó Alpha? Alpha nói, Olivia đang ngủ. Sao ba thấy Olivia nằm úp mặt xuống? Alpha nói, chắc là Olivia đang dỗi đó.

Saturday 7 August 2010

"Những" và "các"

Trích Việt Nam Văn Phạm của Trần Trọng Kim:

"Tiếng mạo từ các cùng dùng về số nhiều như tiếng những. Song tiếng ấy thường đứng trước tiếng danh tự chỉ những người hay những vật mà người ta biết rồi và đã chỉ định trong trí não rồi, không cần phải chỉ rõ ở câu nói nữa:

Thưa các ngài
Nó làm các việc ở trong nhà."

Theo ý cụ, có thể hiểu các là mạo từ xác định và những là mạo từ không xác định.

Vấn đề là quy tắc này đúng tới đâu?

-----------

Thử quan sát một đoạn trong Những thiên đường mù (hay Các thiên đường mù?:)) của Dương Thu Hương:

"Con đường hun hút lướt qua. Những cột cây số chạy lùi. Các cánh rừng và những đồng lúa mì ngút ngát. Các tỉnh lỵ với chóp nhà thờ và những khuôn viên. Tiếng bánh xe lăn trên đường ray buồn tẻ. Các sân ga trong ánh điện hoặc trong lớp sương mù".

Có thể thấy, DTH dùng "các" và "những" rối tung lên cả.


--------

Nếu thế này thì sao:

"Con đường hun hút lướt qua. Các cột cây số chạy lùi. Những cánh rừng và các đồng lúa mì ngút ngát. Những tỉnh lỵ với chóp nhà thờ và các khuôn viên. Tiếng bánh xe lăn trên đường ray buồn tẻ. Những sân ga trong ánh điện hoặc trong lớp sương mù".

:))

-------

Hoặc thế này thì sao:

"Con đường hun hút lướt qua. Những cột cây số chạy lùi. Những cánh rừng và những đồng lúa mì ngút ngát. Những tỉnh lỵ với chóp nhà thờ và những khuôn viên. Tiếng bánh xe lăn trên đường ray buồn tẻ. Những sân ga trong ánh điện hoặc trong lớp sương mù".

------------

Và thế này nữa chứ:

"Con đường hun hút lướt qua. Các cột cây số chạy lùi. Các cánh rừng và các đồng lúa mì ngút ngát. Các tỉnh lỵ với chóp nhà thờ và các khuôn viên. Tiếng bánh xe lăn trên đường ray buồn tẻ. Các sân ga trong ánh điện hoặc trong lớp sương mù".

:))

Friday 6 August 2010

Demo

Đoạn đầu trong truyện Không ai nói gì hết của Raymond Carver, dịch từ truyện "Nobody Said Anything" trong tập Will You Please Be Quiet, Please?


Demo thôi, kẻo có bác bảo mua bản quyền rồi đấy, đừng có post lung tung:)


-----------------------



Không ai nói gì hết

Tôi có thể nghe tiếng họ ngoài bếp. Tôi không nghe rõ họ nói gì, nhưng tôi biết họ đang cãi nhau. Rồi đột nhiên im lặng và mẹ bắt đầu khóc. Tôi thúc George một cùi chỏ. Tôi tưởng nó sẽ thức dậy và nói gì đó với họ để họ cảm thấy tội lỗi và thôi đi. Nhưng George là một con lừa. Nó bắt đầu đạp và càu nhàu.

“Mày có thôi chọt tao không, đồ chó chết,” nó nói. “Tao nói cho mày biết.”

“Thằng ngu,” tôi nói. “Mày có khôn lên một lần được không? Họ đang đập nhau và mẹ khóc kìa. Nghe đi.”

Nó lắng nghe, đầu trượt khỏi gối. “Tao đếch quan tâm,” nó nói và quay vào tường ngủ tiếp. George là một con lừa thượng hạng.

Lúc sau tôi nghe tiếng bố ra khỏi nhà bắt xe buýt. Ông đóng sầm cửa trước. Trước đây mẹ đã bảo tôi ông muốn làm cái gia đình này tan nát. Tôi đã không muốn nghe.

Một lúc sau mẹ vào phòng gọi chúng tôi dậy đi học. Giọng mẹ nghe buồn cười - tôi không biết nữa. Tôi nói tôi thấy đau bụng. Đó là tuần đầu tiên của tháng mười và tôi chưa nghỉ học ngày nào, vậy thì mẹ có thể nói gì? Mẹ nhìn tôi, nhưng cứ như bà đang nghĩ ngợi chuyện gì khác. George đã thức giấc và lắng nghe. Tôi biết nó đã thức bằng vào cái cách nó ngọ nguậy trong giường. Nó đang chờ xem kết quả thế nào để còn tính kế.

“Thôi được”. Mẹ lắc đầu. “Mẹ chẳng biết thế nào. Vậy thì ở nhà. Nhưng không được bật tivi, nhớ đấy.”

George nhổm dậy. “Con cũng ốm,” nó nói với mẹ. “Con nhức đầu. Nó chọt và đạp con cả đêm. Con không ngủ được tí nào.”

“Đủ rồi!” mẹ nói. “Con phải đi học, George! Con không được ở đây và cãi nhau với em con cả ngày. Bây giờ dậy mặc quần áo. Mẹ nói thật. Sáng nay mẹ không muốn có thêm một trận chiến nữa đâu.”

George đợi đến khi mẹ ra khỏi phòng. Rồi nó trèo ra phía chân giường. “Đồ chó chết,” nó nói và giật tấm đắp khỏi người tôi. Nó lỉnh vào phòng tắm.

“Tao giết mày,” tôi nói, không quá to để mẹ khỏi nghe.

Tôi nằm trong giường cho đến lúc George đi học. Khi mẹ chuẩn bị đi làm, tôi hỏi mẹ có thể trải chỗ nằm cho tôi trên sofa được không. Tôi nói tôi muốn học bài. Trên bàn uống trà tôi có cuốn sách của Edgar Rice Burroughs quà sinh nhật của tôi và sách môn Khoa học xã hội. Nhưng tôi chả muốn đọc. Tôi muốn mẹ đi làm để tôi còn coi tivi.

Mẹ giật nước toa-lét.

Tôi không thể chờ thêm được nữa. Tôi bật tivi lên mà không mở tiếng. Tôi đi ra bếp chỗ mẹ để gói thuốc rút ba điếu ra. Tôi giấu chúng trong tủ ly, quay lại sofa và bắt đầu đọc cuốn Công chúa sao Hỏa. Mẹ đi ra liếc qua tivi nhưng không nói gì. Tôi để mở cuốn sách. Mẹ chải tóc trước gương rồi đi vào bếp. Khi mẹ đi ra tôi nhìn xuống cuốn sách.

“Mẹ muộn rồi. Bye con.” Mẹ không nhắc nhở gì đến chuyện tivi. Đêm qua mẹ bảo mẹ không còn biết đi làm mà không bị “quậy” có nghĩa gì nữa.

“Đừng nấu nướng gì nhé. Con không cần phải bật bếp lên làm gì. Nếu con đói thì có cá ngừ trong tủ lạnh.” Mẹ nhìn tôi. “Nhưng con đang đau bụng, mẹ nghĩ con không nên ăn gì. Dù gì thì con không cần phải bật bếp. Nghe chưa? Con uống viên thuốc đó, con trai, và mẹ hy vọng đến tối bụng con sẽ ổn hơn. Có khi đến tối cả nhà đều thấy ổn hơn.”

Mẹ đứng ở lối ra vào và vặn quả đấm. Trông mẹ như thể định nói gì khác. Mẹ mặc áo trắng, thắt lưng đen rộng bản, và váy đen. Đôi khi mẹ bảo đó là đồ đi chơi, đôi khi mẹ bảo đó là đồng phục. Trong chừng mực mà tôi còn nhớ được, nó luôn được treo trong tủ hoặc trên dây phơi hoặc được giặt tay vào ban đêm và được ủi trong nhà bếp.

Mẹ đi làm từ thứ tư đến Chủ nhật.

“Bye mẹ.”

Tôi chờ mẹ khởi động xe và làm nóng máy. Tôi nghe tiếng mẹ đánh xe khỏi lề đường. Rồi tôi ngồi dậy vặn tivi to lên và đi lấy thuốc. Tôi hút một điếu và xóc lọ trong khi xem một show về bác sĩ và y tá. Rồi tôi bật sang kênh khác. Rồi tôi tắt tivi. Tôi chả có hứng xem tivi.

***

--------------------

Danh mục các truyện khác của Raymond Carver đã dịch trên blog này:




BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN