Sunday 28 February 2010

Hà Nội thêm một lần tôi đến (IV)


Kem Tràng Tiền

Có một bạn gái Hà Nội khá nổi tiếng – xin phép không nêu tên – bảo với tôi rằng cả đời bạn ấy chỉ thích ăn kem ở hai nơi: thứ nhất là Roma, thủ đô của Ý và thủ đô của kem, và thứ hai là Tràng Tiền. Đúng là ra Hà Nội không thể không ăn kem Tràng Tiền. Và ăn kem Tràng Tiền cứ phải lựa những ngày rét nhất ăn mới thú. Vừa gặm kem, vừa co ro vừa đánh đàn răng, kể cũng là một thú vui tao nhã. Dễ hiểu vì sao trời lạnh buốt tai mà trai gái cứ lũ là lũ lượt vào Tràng Tiền xếp hàng mua kem, và cũng dễ hiểu vì sao các cô bán kem đứng tuổi mặt đăm đăm lạnh hơn kem mà vẫn đắt hàng.

Quán kem Tràng Tiền – gọi đúng là cửa hàng kem Tràng Tiền – có thể là một quán kem thuộc loại độc nhất vô nhị trên thế giới. Kem ngon, và bán với giá chỉ 5.000 nghìn/que. Chắc chẳng ở đâu khác có kem ngon mà rẻ như thế. Cửa hàng nằm trên đường Tràng Tiền – một phố trung tâm Hà Nội, diện tích khá rộng, đủ chỗ để người đến mua kem cho hẳn xe máy vào trong nhà, mua kem, đứng ăn kem, xong rồi dắt xe ra. Nếu bạn không tắt máy xe tức thì có một anh bảo vệ đeo băng đỏ nhắc nhở bằng loa. Trên tường, có treo một bảng thông báo rất to về việc kem Tràng Tiền đã đăng ký bảo hộ thương hiệu, cùng hai bức tranh in trên loại vải thường dùng để in poster, một tranh vẽ (hay chụp) một đài phun nước và tranh kia một vườn hoa nhiều màu. Quán có một WC dạng ngồi xổm dùng chung cho cả nam lẫn nữ. Có lẽ vì khách đến quán ăn kem chỉ chừng 5, 10 phút tối đa mà lại không uống nước gì nên không nhất thiết phải cần nhiều hơn thế.
Độc đáo hơn cả là một bản Nội quy dành cho khách hàng. Nội quy có những nội dung đại loại như phải xếp hàng, không chen lấn, không làm mất trật tự, không được xả rác lung tung. Nói chung, đó là những quy tắc ứng xử thường được hiểu ngầm ở những nơi công cộng khác, ở đây được văn bản hóa, in chữ to và treo trên tường, dưới có ký tên Ban giám đốc. Không thấy quy định vi phạm thì bị chế tài thế nào.

Mồng 5 Tết, tôi và người yêu gửi con cho ông bà ngoại trông rồi tết ra Tràng Tiền ăn kem. Hì hục mãi người yêu cũng mua được mỗi người một que kem cốm và một que kem sô-cô-la. Cả Tết, ăn mãi miến với măng rồi nên ăn kem thật thích. Đứng lẫn giữa các nam thanh nữ tú Hà thành, chúng tôi mút kem xong rồi đi bộ ra Đinh Lễ - Nguyễn Xí mua sách giảm giá theo đúng phong cách Nam tiến thương nhớ mười hai. Sách giảm giá thì Sài Gòn cũng có nhưng mua sách ở đây vẫn có cảm giác hay hay. Chị hàng sách một năm gặp hai lần vẫn nhớ mặt chúng tôi. Sau một hồi lục lọi chúng tôi ra về với một túi sách nặng trĩu.

***

Mồng 7 Tết, chúng tôi tạm biệt Hà Nội giá rét để bay về phương Nam đầy nắng. Nhại thơ Nguyễn Duy, tôi ngâm nga: Hà Nội thêm một lần tôi đến.

Đến để rồi đi.

* Thơ Nguyễn Duy: Sông Thao thêm một lần tôi tắm/ Thêm một lần tôi đến để rồi đi.

Thursday 25 February 2010

Blog của năm

Đang yên đang lành tâm hồn đang tỉnh táo ngay ngắn thì chả làm việc này làm gì. Nhưng thấy có bác trao giải tưng bừng, nhịn không được bèn vùng dậy trao ngay cái giải cho blog. Giải được trao dựa vào các tiêu chí sau:

  • Cập nhật thường xuyên: Blog một tháng có một hai bài dĩ nhiên không thể nhận giải Blog của năm được. Nếu có bài hay may ra nhân được giải entry của năm.
  • Lượng người đọc: Blog hay không hẳn nhiều người đọc và blog nhiều người đọc chưa hẳn đã hay. Nhưng đã gọi là Blog của năm mà người đọc thưa thớt coi sao đặng.
  • Lượng comment: Blog không tương tác thì chán.
  • Ngôn ngữ sáng tạo: Chẳng ở đâu mà ngôn ngữ có thể được sáng tạo không giới hạn như blog. Người viết có quyền chen tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng lóng, tiếng bịa. Nếu blog chỉ chăm chăm dùng ngôn ngữ chính thống thì thà đọc Nhân Dân.
  • Đề tài cập nhật: Dĩ nhiên viết blog có thể viết trên trời dưới đất chuyện xưa chuyện nay chuyện đông chuyện tây chuyện con mèo yêu lười ăn hay tóc rụng thêm một sợi, nhưng gì gì cũng phải thời sự một tí.
  • Không giống báo: Viết blog mà như viết báo thì đọc báo chứ đọc blog làm gì.
  • Hài hước: Tiêu chí này được đánh giá cao nhất. Râu mũ đạo mạo đâu chả có.

Xét tất cả những tiêu chí trên, rất tiếc giải Blog của năm không thuộc về 5xu, hu hu. Giải Blog của năm thuộc về blog này. Anh này viết hàng ngày, entry nào cũng bốn năm trăm còm, sử dụng nhuần nhuyễn các thủ thuật hậu hiện đại, và hầu như entry nào cũng có gì đó làm người ta buồn cười, thiên vị rõ rệt nhưng rất biết điều và hết sức duyên dáng. Anh ta viết về đội bóng Arsenal!

Wednesday 24 February 2010

Thomas Mann và tình yêu đồng tính không bao giờ thỏa mãn

Bài viết này chôm chĩa t Facebook ca anh Đinh Bá Anh.

"Này, này, tôi nói cho nhà anh biết nhé. Chng tôi, phi, chng tôi, Thomas Mann, là nhà văn tiếng Đc vĩ đi nht ca mi thi đi. Sách ca ông y bán được nhiu hơn và được đánh giá cao hơn cái tay... Franz Kafka y nhiu ln! Anh đã hiu chưa? H?" - Katia Mann

Trên đây là phát biu ca Katia Mann, v và là nhà qun lý toàn b cuc đi và s nghip ly lng ca Thomas Mann. Mc dù là mt ph n "ba đm đang" đúng tiêu chun Đc (ph n 3K: Kinder, Küche, Kirche: con cái, bếp núc, nhà th) và t nht đến mc không th t nht hơn, song phát biu ca Katjia Mann li hoàn toàn đúng.

Tht vy, Franz Kafka không phi là nhà văn hin đi Đc ng được người Đc sùng bái nht. Hermann Hesse li càng không. Cũng không phi Elias Carnetti, không phi Robert Musil, không phi Alfred Döblin, không phi Arthur Schnitzler, không phi Friedrich Dürrenmatt, không phi Günter Grass. Mà chính xác là Thomas Mann. Có l ch Bertolt Brecht là được sùng bái tương t, nhưng Brecht không th so được vi Mann v phương din này do các dính líu chính tr có phn b bàng ca ông.

Cuc hôn nhân ca Thomas Mann là cuc hôn nhân được tính toán ch đng, lnh lùng và chính xác, y như cuc hôn nhân ca Goethe vy. Rt c th: Mann cn mt người thu vén gia đình, hoàn toàn qui phc và tôn th ông, đ qun lí cuc đi ông. Katia là người như vy. Tt nhiên, đ có được Katia thì Thomas Mann vn cn phi có mt li t tình, và đy không th là mt tr ngi. Nói di - trong đó có vic t tình y như tht - đi vi nhà văn là chuyn t nhiên hơn mi s trên đi.

Thc ra, tình yêu duy nht, nóng bng nht và dai dng nht trong cuc đi dài cn mn ca Thomas Mann là tình yêu dành cho các chàng trai v thành niên. Ch có thân th và tâm hn ca các chàng thiếu niên là thc s gây cm hng cho Mann. Song ông đã dùng ý chí lì lm ca mình đ đè bp khuynh hướng này khiến nó không bao gi được phát l thành hành đng thc tế.

Thc ra, tôi không bao gi hiu được gia Mann và Kafka, ai bt hnh hơn ai?


Tuesday 23 February 2010

Hà Nội thêm một lần tôi đến (III)

***

Mua hoa và đi taxi

Trước Tết, có một sáng tôi phóng xe ra đường đi mua hoa. Tôi vốn luôn thích ngắm những hàng hoa bên vệ đường Hà Nội, nhất là vào những hôm trời lạnh, khi những chị những cô bán hàng khăn áo co ro còn hoa thì tươi hơn bao giờ hết. Đã bao lần tôi tự nhủ phải đi mua hoa ở Hà Nội, thế mà chưa bao giờ làm được điều đó, mãi cho đến lần này.

Tôi phóng xe ra con phố gần nhà mà tôi nhớ có nhiều hàng hoa từng nhìn thấy mỗi khi đi ngang. Tôi không có ý định rõ rệt phải mua hoa gì, và dưới hình thức nào – cành hay lẵng, chỉ định bụng thấy cái gì vừa mắt sẽ đem về. Thế nhưng ghé hai ba hàng liên tục, chưa trông thấy cái gì ưng ý. Chị bán hàng gợi ý thích thế nào thì chị cắm cho, nhưng hỏi có mẫu không thì chẳng có. Chị hùng hồn khẳng định tất cả những mẫu đẹp nhất đều đã được bày ra rồi. Trông chị có vẻ không vui khi tôi bỏ sang hàng kế tiếp. Cuối cùng, tôi quyết định mua một bó hồng thẫm ở hàng thứ tư. Hoa ở hàng này không có gì đặc biệt so với mấy hàng kia, nhưng chị bán hàng có vẻ dịu dàng hơn, không kiểu hoa đây là nhất. Chị nhận ra tôi nói giọng miền Nam, nhưng có vẻ không vì thế mà chị tính đắt hơn. Hoặc cũng có thể chị có tính đắt hơn mà tôi không biết vì tôi thấy giá cũng hợp lý.

Tôi từng có kinh nghiệm về việc trả phụ thu cho giọng miền Nam khi mua sắm ăn uống ở Hà Nội. Năm 2000, tôi và một cậu bạn lần đầu du lịch Hà Nội đã hơn một lần trả tiền cho một bát bún ngan gấp ba lần giá thường – dĩ nhiên chúng tôi chỉ phát hiện ra điều đó sau khi kể lại với những người bạn thủ đô. Còn lần này, có bác tài taxi đã cho tôi đánh vòng hơn hai cây số trong khi nếu đi đúng đường bác chỉ cần quay đầu xe. Nhưng kể cũng không sao, vì Hà Nội đi đâu cũng gần, vả lại Tết nhứt ai cũng muốn kiếm thêm một chút. Nhân nói về taxi, tôi thấy các bác tài taxi Hà Nội cởi mở hơn các bác tài taxi Sài Gòn. Ở Sài Gòn, tài xế taxi thường chỉ hỏi khách đi đâu là lặng lẽ chở đến đấy. Còn ở Hà Nội, tài xế taxi hay nói chuyện với khách, và rất nhiều khi nhiệt tình tham gia câu chuyện của khách không cần phải mời mọc. Vì thế lên taxi nói gì cũng nên cẩn thận.

***

Kem caramen và bia 10 giờ sáng

Cái ngày mà tôi đi mua hoa là ngày Hà Nội còn ấm và chúng tôi còn đang than vãn về đồng đồ rét chưa sử dụng được trong khi quần áo mùa hè thì thiếu. Nhưng trời ấm, cũng tiện việc cho trẻ con đi chơi. Hai bạn Alpha và Pi được ba mẹ cho ra Bờ Hồ chạy tung tăng. Ai ra Hà Nội mà không ra Bờ Hồ?

Chạy chơi chán, hai bạn được dẫn vào Bodega để ăn kem caramen. Ở Sài Gòn, kem caramen được gọi là kem hay bánh flan, làm biếng bật hơi thì kêu là “bánh lăng” cũng được. Kem caramen và bánh flan chỉ là một ví dụ nhỏ trong vô vàn ví dụ về sự khác nhau về từ vựng giữa Sài Gòn và Hà Nội. Có lần tôi nhắc đến chuyện này trong Từ điển Bắc – Nam. Người Sài Gòn ra Hà Nội hay ngược lại, nếu muốn giao tiếp được trôi chảy rất nên chỉnh lại từ vựng cho phù hợp với địa phương. Hiện tượng này trong ngôn ngữ học hình như gọi là code switching – chuyển mã. Ngày nay, nhờ đi lại dễ dàng và truyền hình phủ sóng toàn quốc, giọng Nam giọng Bắc không còn là vấn đề lớn. Tuy nhiên, sự khác biệt về từ vựng giữa hai miền đôi khi vẫn làm kinh ngạc những người giàu kinh nghiệm nhất.

Bodega là quán nằm trên đường Tràng Tiền, một con đường rất trung tâm Hà Nội. Nếu ra việc đi thuê một mặt bằng như thế hẳn phải rất đắt, chắc không thua gì Đồng Khởi ở Sài Gòn. Tuy nhiên, quán Bodega chắc chắn là quán quốc doanh. Chỉ có ở quán quốc doanh thì cà phê sữa nóng, à quên nâu nóng, mới có giá tám ngàn, và kem caramen dù khá ngon lại được đựng trọng hộp nhựa và cứ thế mang thẳng ra cho khách khiến bố bạn Pi cứ tưởng kem caramen mua siêu thị; và cũng chỉ quán quốc doanh mặt tiền mới được sử dụng phung phí thế và trang trí mới nhôm nhoam đến thế. Thành phố một nghìn năm tuổi mỗi địa danh một di tích lịch sử thì những vết đen đen trên sàn quán áng chừng cũng ba mươi năm chứ không ít hơn. Điểm sáng của quán này là cái bể cá - ở đó có đèn nhấp nháy. Bạn Pi rất mê cá nên cứ lôi ba sềnh sệch đứng cạnh. May sao lúc sau bạn Alpha cũng chạy ra xem. Bố bạn Pi mưu trí đánh lừa cho hai con đứng nắm tay nhau – thay vì nắm tay ba – xem cá, còn mình trở về bàn uống nâu nóng và nhìn sang bàn bên, nơi một nhóm đàn ông và đàn bà tuổi hòm hòm mặc đồng phục một công ty lớn đang uống bia Hà Nội. Dù hôm đó trời chưa lạnh nhưng đối với tôi uống bia vào lúc 10 giờ sáng của một ngày làm việc thật là một ý tưởng bất khả.

***

Monday 22 February 2010

Hà Nội thêm một lần tôi đến (II)


***

Gà, cà phê chiều 30 Tết và còi

Đã lâu mới lại nghe tiếng gà gáy, không phải một mà nhiều con gáy cùng lúc. Cái giống gà, đúng là tức nhau tiếng gáy, đã nghe con này gáy thì con kia không chịu nhịn, cứ thi nhau óng ả váng cả đầu. Khu này vợ bảo ngày xưa nhiều cây cỏ nhiều vườn nhiều rau, bây giờ nhà cửa mọc lên san sát, cái này cụng đầu cái kia, nhà này 4 tầng thì nhà kia cũng không kém. Ngày xưa đường làng mát vì bóng cây thì bây giờ mát vì bóng nhà. Có những chỗ hai nhà đối diện các tầng trên đều xây lấn ra con đường chỉ vừa hai xe máy tránh nhau, từ ban công nhà này cơ hồ có thể bước chân sang ban công nhà bên kia đường, và mưa nắng cũng vất vả mới len qua được khe hở giữa hai nhà. Ngõ nhỏ phố nhỏ, nhà tôi ở đó…Nhà sát nhau thế, nên tiếng gà gáy sáng nghe thật là chát chúa, muốn dậy muộn cũng không xong.

Nhưng đấy chuyện là những ngày giáp Tết, khi Hà Nội còn nóng không thua gì Sài Gòn. Kể từ 29 Tết, trời đột ngột trở lạnh. Nằm cuộn mình trong chăn bông, bất chấp sự thô bạo của lũ gà cũng như Đàm Vĩnh Hưng, Tuấn Vũ và có trời mà biết là những âm thanh văn minh nào khác vọng sang từ các giàn âm thanh hàng xóm, giai cấp tiểu tư sản kiên quyết không ra khỏi giường trước 10 giờ sáng.

Hà Nội chiều 30 Tết đường phố rộng tênh. Giờ đấy, chắc chỉ những gã rỗi việc hoặc trốn việc mới phóng ra đường uống cà phê. Phố Triệu Việt Vương thi thoảng có vài chiếc lá rụng. Bạn bảo đấy là lá bàng. Ba thằng ngồi đố nhau có nhà văn nào chỉ viết truyện ngắn mà thành danh. Nghĩ mãi chỉ ra được Chekhov, Lỗ Tấn và Guy de Maupassant. Raymond Carver được chiếu cố. Thomas Mann có viết tiểu thuyết không nhỉ?

Cà phê xong, phóng xe về. Gió buốt hai tai và hai tay, nhưng đường vắng nên chạy rất sướng. Không có ai để chen chúc. Gần như không có tiếng còi xe. Ra Hà Nội đợt này, tôi có cảm giác tiếng còi xe Hà Nội hình như to hơn. Hoặc cũng có thể tiếng còi xe vẫn thế, chỉ có cảm giác của tôi là khác. Nói chung, cảm giác của tôi không đáng tin cậy mấy. Chẳng hạn, có dạo, tôi có cảm giác tất cả những cái bấm móng tay ở nhà tôi càng ngày càng nhỏ đi và do đó khó tìm hơn, trong khi cả nhà khẳng định kích thước của những cái bấm móng tay hoàn toàn không thay đổi.

Thật ra, tôi hoàn toàn ổn nếu có một đạo luật quy định rằng tất cả xe cộ không được trang bị còi. Tôi cho rằng chẳng có lý do gì phải bấm còi khi đi xe cả. Đường vắng, rộng thênh thì chả việc gì phải bấm còi. Còn đường đông, bấm còi chẳng giải quyết được vấn đề gì: không có đường để lách đi đâu, bấm còi chẳng khác gì bấm cho nhau nghe. Thế mà có những người, cứ năm hay mười mét lại bấm còi tin tin. Bấm chỉ còn như một thói quen (Ref Hoàng Hưng: Sống chỉ còn như một thói quen). Đôi khi tôi băn khoăn thói quen bấm còi lúc chạy xe có ảnh hưởng thế nào đến những hành vi khác của một con người. Chẳng hạn, khi làm tình, những người đó có nhu cầu bấm còi không? Và còi không kêu thì họ xoay xở thế nào?
***

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN